Kết thúc niên độ 2020 – 2021, TTC Sugar đạt lãi trước thuế 798 tỷ đồng, vượt gần 21% mục tiêu lợi nhuận năm. Lãi ròng trong năm đạt 669 tỷ đồng, tăng 84% so với năm trước.
Giá đường thế giới đổi chiều tăng vào nửa cuối tháng 6 nhưng hoạt động gia công đường luyện giảm hiệu quả. Tại thị trường Việt Nam, dù đã có giải pháp kìm hãm đường Thái Lan bán phá giá vào nội địa nhưng ngành đường vẫn chưa thực sự hết khó.
Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam 5 tháng đầu năm nay đã gia tăng mức độ bùng nổ ở mức hơn 320.000 tấn so với cùng kỳ chỉ hơn 20.000 tấn.
Xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm chỉ bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy đường ngoại được cho là vẫn đang chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu sẽ được TTC Sugar sử dụng để thanh toán các hợp đồng mua đường các loại giữa công ty và các đối tác và tăng quy mô vốn hoạt động.
Bất chấp tình hình khó khăn vì dịch bệnh, số lượng nhập khẩu đường vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 4 tháng đầu năm đã tăng hơn 1,5 lần, với số lượng gần 540.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái chỉ khoảng 341.000 tấn.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BCT hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021. Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đấu giá thí điểm năm 2021 là 108.000 tấn.
Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các doanh nghiệp nhận thấy có thể đáp ứng các điều kiện được miễn trừ áp thuế CBPG, CTC đường mía Thái Lan nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ trước 17h ngày 25/7.
Dịch COVID-19 khiến sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh và hầu như không thể tiêu thụ được trước sự cạnh tranh của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.
Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết sau 1 năm Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan, nước này sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên.
Chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp một số sản phẩm đường xuất xứ Thái Lan với hiệu lực 5 năm được đánh giá là mốc lịch sử, bước ngoặt với doanh nghiệp mía đường trong nước. Đây cũng là yếu tố chính giúp cổ phiếu đường bùng nổ trong những phiên giao dịch vừa qua
Quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía xuất xứ Thái Lan được kỳ vọng phần nào sẽ giúp mía đường Việt phục hồi sản xuất sau thời gian dài chịu tác động nặng nề.
Việc áp thuế được áp dụng cho tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan với mức thuế CBPG chính thức là 42,99% và mức thuế CTC chính thức là 4,65%.
Sự sụt giảm giá dầu, đồng USD và thông tin về khí hậu khô hạn tại vùng mía chính của Bazil đã khiến các quỹ đầu cơ tăng trạng thái mua khống đường và làm cho giá đường quay trở lại xu hướng tăng trong tháng 4/2021.
Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng mức độ bùng nổ ở mức hơn 188.200 tấn trong ba tháng đầu năm 2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 3.280 tấn.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…