|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lợi ích bất ngờ khi chủ doanh nghiệp có kịch bản rời khỏi công ty

17:15 | 27/01/2019
Chia sẻ
Nếu mục tiêu của chủ doanh nghiệp là bán công ty sau vài năm, họ sẽ ưu tiên tăng trưởng nhanh. Nhưng nếu có ý định giao công ty cho con, có thể tăng trưởng chậm nhưng bền vững mới là ưu tiên hàng đầu của họ.
loi ich khi chu doanh nghiep khong muon gan bo tron doi voi cong ty Muốn nhân viên gắn bó lâu, chủ doanh nghiệp nên chăm sóc khách hàng chu đáo

Doanh nhân luôn có nhiều cách để thoát khỏi cơ nghiệp kinh doanh mà họ tạo dựng. Họ có thể bán nó cho một công ty lớn hơn, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, chuyển nó cho con, hoặc nghỉ hưu và hưởng lợi tức từ cổ phần. Đương nhiên, họ cũng có thể giải tán công ty trong trường hợp thua lỗ hoặc không có triển vọng.

Khả năng thành công của chủ doanh nghiệp tăng

Với những người không muốn gắn bó với công ty trọn đời, việc chuẩn bị cho sự ra đi rất quan trọng. Nhiều doanh nhân khẳng định việc lên kế hoạch rời công ty sẽ làm tăng khả năng thành công.

Các ưu tiên về chiến lược

Nguyễn Trần Phương, người sáng lập công ty Doanh nghiệp Tinh gọn, nhận định một số người khởi nghiệp với ý định bán công ty trong vòng vài năm.

"Đặc biệt, trong mảng công nghệ, bán công ty là mơ ước của nhiều người sáng lập, bởi nó chứng tỏ họ đã thành công", anh Phương bình luận.

loi ich khi chu doanh nghiep khong muon gan bo tron doi voi cong ty
Phát triển nhanh sẽ là ưu tiên của những chủ doanh nghiệp muốn bán công ty. Ảnh: Berley.co.uk

Nếu bán công ty là đích cuối, theo anh Minh, doanh nhân sẽ chú trọng tới một thứ: Sự phát triển nhanh.

"Các doanh nghiệp lớn luôn có sẵn dòng tiền ổn định nên họ luôn sẵn sàng trả khoản tiền lớn để mua một công ty nhỏ đang tăng trưởng tốt về doanh thu nhưng có lợi nhuận thấp hoặc thậm chí chưa có lợi nhuận", anh Phương khẳng định.

Ngược lại, nếu doanh nhân không có ý định bán công ty, họ sẽ chú trọng tăng trưởng dài hạn nên sẽ cẩn trọng hơn trong chiến lược kinh doanh.

"Duy trì biên lợi nhuận ổn định và tránh những rủi ro lớn là mục tiêu chủ yếu của những doanh nhân không nghĩ tới chuyện bán công ty, song cũng vì thế mà tốc độ tăng trưởng sẽ thấp", anh Phương phân tích.

Thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể

Đặng Việt Dũng, giám đốc công ty in ấn Dũng Nga, nhận định một kịch bản rời khỏi công ty sẽ thôi thúc chủ doanh nghiệp thiết lập những tiêu chí rõ ràng đối với hoạt động kinh doanh.

loi ich khi chu doanh nghiep khong muon gan bo tron doi voi cong ty
Mục tiêu tài chính của chủ doanh nghiệp sẽ trở nên cụ thể hơn khi họ vạch ra kịch bản trao quyền điều hành công ty trong tương lai. Ảnh: CNBC

"Ví dụ, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán trong vòng 5 năm để thu về tối thiểu 10 tỷ đồng là một mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Chủ doanh nghiệp sẽ phải xác định quy mô doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận hàng năm để đạt mục tiêu thu về 10 tỷ từ phát hành cổ phiếu. Sau đó họ phải xây dựng cấu trúc công ty, lên kế hoạch dài hạn để đạt mục tiêu", anh Dũng nói.

Anh nói thêm rằng, trong trường hợp doanh nhân muốn phát triển công ty trong một khoảng thời gian rồi trao quyền điều hành cho con, cháu, em hoặc người nào đó, họ sẽ vạch ra những chiến lược kinh doanh để bảo đảm rằng công ty sẽ có khả năng cạnh tranh trong 20-30 năm hoặc lâu hơn.

Xem thêm

Luân Thường