|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lấy đà từ thương chiến Mỹ - Trung, Sumitomo đầu tư xây dựng mạng lưới hậu cần tại Việt Nam

12:03 | 08/07/2019
Chia sẻ
Nikkei Asian Review đưa tin, tập đoàn thương mại Nhật Bản Sumitomo đã đầu tư vào một công ty vận hành cảng lớn của Việt Nam nhằm nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ hậu cần khi doanh nghiệp chuyển sản xuất sang Việt Nam vì thương chiến Mỹ - Trung kéo dài.
1

Thương chiến Mỹ - Trung đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, do đó nhu cầu hậu cần ngày càng tăng. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Sumitomo đã "bắt tay" với công ty hậu cầu đồng hương Suzuyo và quĩ đầu tư chuyên "rót" vốn vào cơ sở hạ tầng để mua 10% cổ phần của Gemadept. Trong đó, Sumitomo chi hơn một nửa trong khoảng 4 tỉ yen (37 triệu USD) mà liên minh trả cho một quĩ tại Việt Nam để mua cổ phần.

Kế hoạch xây dựng mạng lưới hậu cần

Với nhu cầu vận chuyển container tăng 7% hàng năm tại Việt Nam, Sumitomo có kế hoạch xây dựng một mạng lưới hậu cần liên kết nhà máy với các cảng để xuất khẩu liền mạch hàng hóa sản xuất trong nước.

Sumitomo hiện nằm trong nhóm doanh nghiệp lớn mong muốn kiếm tiền từ cuộc dịch chuyển sản xuất ra ra khỏi Trung Quốc vốn do chiến tranh thương mại gây ra.

Triển vọng của phi vụ đầu tư

Gemadept sở hữu 6 cảng biển tại Việt Nam, vận chuyển 1,7 triệu container và chiếm hơn 10% thị phần. Trong khi đó, Sumitomo đang điều hành ba cụm công nghiệp ở ngoại ô Hà Nội và có sở hữu một công ty hậu cần tại Nhật Bản.

Việc hợp tác sẽ đưa các nhà máy, cơ sở hậu cần và cảng biến vào dưới trướng quản lí của Sumitomo, mang lại hiệu quả và giảm chi phí hơn.

Để làm được điều này, Sumitomo sẽ phát triển một ứng dụng di động (smartphone) cho phép tài xế xe tải đặt trước qui trình dỡ hàng tại cảng và xử lí các thủ tục giấy tờ khác.

Lí do đằng sau liên minh hợp tác mới

Tại cảng Hài Phòng, cơ sở gần nhất từ Hà Nội, các tài xế thường phải chờ một đến hai giờ để hàng hóa chất lên tàu. Suzuyo đã rút ngắn thời gian chờ đợi xuống còn trung bình 12 phút tại Nhật Bản và lên kế hoạch sử dụng chuyên môn đã có tại Việt Nam.

Theo dõi chuyển động của xe tải sẽ cho phép hàng hóa được tải lên tài theo cả hai chiều. Sumitomo ước tính, nếu tất cả xe tải chở hàng trên cả hai chiều cho chuyến đi 150 km giữa Hà Nội và Hải Phòng, quá trình này có thể tiết kiệm 18 triệu USD mỗi năm.

Khoảng 14 triệu container gồm hàng hóa và vật phẩm tương đương được vận chuyển ra và vào Việt Nam hàng năm. Với tốc độ tăng trưởng 7%, con số dự kiến sẽ đạt 23 triệu container vào năm 2025.

"Nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, số lượng container được xử lí sẽ còn tăng hơn nữa", Nikkei Asian Review dẫn nguồn tin của Sumitomo.

Xuất khẩu tăng đã thúc đẩy nhu cầu đối với hộp giấy các-tông, được sử dụng để vận chuyển sản phẩm điện tử và may mặc. Xét về mặt giá trị, hàng hóa được vận chuyển trong hộp các-tông chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Một tập đoàn Nhật Bản khác có tên Marubeni cũng đang xây dựng nhà máy hộp các-tông ở ngoại thành TP HCM với giá trị khoảng 12 tỉ yen. Marubeni có kế hoạch đưa nhà máy vào hoạt động trong năm tài khóa 2020.

Nhà máy này sẽ có công suất hàng năm là 350.000 tấn và sẽ giúp đưa Marubeni lên vị trí dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Yên Khê