|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lãi suất ngân hàng SHB mới nhất tháng 7/2020

17:11 | 06/07/2020
Chia sẻ
Trong tháng 7/2020, biểu lãi suất huy động tại ngân hàng SHB dao động trong khoảng từ 3,85%/năm - 9,2%/năm dành cho các khoản tiền gửi có kì hạn 1 tháng - 36 tháng, phương thức lĩnh lãi cuối kì.

Đầu tháng 7/2020, lãi suất tiết kiệm huy động dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vẫn có khung áp dụng đối với các kì hạn từ 1 tháng - 36 tháng dao động trong khoảng từ 3,85%/năm - 9,2%/năm. Tuy nhiên, biểu lãi suất này đã được ngân hàng SHB điều chỉnh giảm tại một số các kì hạn so với hồi đầu tháng 6. Còn với các kì hạn ngắn từ 1 tuần - 3 tuần hay không kì hạn vẫn được giữ nguyên ở mức 0,1%/năm (chỉ dành cho các khoản tiền dưới 500 tỉ đồng).

Tương tự, đối với các khoản tiền gửi từ 500 tỉ đồng trở xuống có kì hạn 1 tháng duy trì lãi suất là 3,85%/năm. Nhưng cùng số tiền đó tại kì hạn 2 tháng, lãi suất ngân hàng SHB được điều chỉnh giảm 0,05 điểm % xuống còn 3,9%/năm.

Cũng với số tiền này tại kì hạn 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng đồng loạt ấn định mức lãi suất là 3,95%/năm, tương ứng giảm lần lượt là 0,1 điểm %, 0,2 điểm % và 0,3 điểm % mỗi kì hạn.

Tiếp đến, ngân hàng SHB cũng điều chỉnh giảm 0,2 điểm % lãi suất tại các kì hạn 6 tháng, 7 tháng và 8 tháng xuống áp dụng cùng mức 6,3%/năm cho khoản tiền gửi dưới 2 tỉ đồng và cùng mức 6,4%/năm cho khoản tiền gửi từ 2 tỉ đồng đến 500 tỉ đồng. Riêng tại kì hạn 6 tháng, lãi suất huy động sẽ là 7,8%/năm nếu khách hàng gửi số tiền tiết kiệm trên 500 tỉ đồng.

Đối với kì hạn 9 tháng, 10 tháng và 11 tháng, lãi suất ngân hàng SHB được đồng niêm yết là 6,4%/năm với tiền gửi dưới 2 tỉ đồng và cùng ấn định là 6,5%/năm với khoản tiết kiệm từ 2 tỉ đồng đến 500 tỉ đồng.

Còn lại đối với các kì hạn trên 12 tháng có giá trị tiền gửi từ 500 tỉ đồng trở xuống cũng được ngân hàng SHB đồng loạt giảm 0,2 điểm % lãi suất và áp dụng trong phạm vi từ 6,5%/năm - 7,1%/năm tuỳ thuộc điều kiện số tiền cũng như kì hạn gửi.

Đặc biệt, khi khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền trên 500 tỉ đồng tại kì hạn 12 tháng và 13 tháng sẽ lần lượt được hưởng mức lãi suất là 8,9%/năm và 9,2%/năm. Theo đó, mức lãi suất tại kì hạn 13 tháng được cho mà mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng SHB trong tháng 7 này.

Biểu lãi suất ngân hàng SHB dành cho khách hàng cá nhân cập nhật ngày 6/7

Lãi suất ngân hàng SHB mới nhất tháng 7/2020 - Ảnh 1.

Nguồn: SHB

Đối với khách hàng tổ chức, ngân hàng SHB qui định mức lãi suất không phân biệt số tiền gửi và dao động từ 3,85%/năm - 6,6%/năm dành cho các khoản tiền gửi có kì hạn từ 1 tháng đến 36 tháng.

Theo đó, các kì hạn dưới 6 tháng được huy động với lãi suất tương tự biểu lãi suất dành cho khách hàng cá nhân. Với các kì hạn từ 6 tháng trở lên, mức lãi suất áp dụng sẽ thấp hơn từ 0,2 đến 0,7 điểm %.

Trong đó, lãi suất cao nhất mà SHB dành cho tiền gửi của tổ chức là 6,6%/năm, áp dụng đối với các kì hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.

Biểu lãi suất ngân hàng SHB dành cho khách hàng tổ chức cập nhật ngày 6/7/2020

Lãi suất ngân hàng SHB mới nhất tháng 7/2020 - Ảnh 2.

Nguồn: SHB

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) còn đang triển khai chương trình khuyến mại "Ưu đãi vàng – Đón hè sang" trên phạm vi toàn quốc với lãi suất hấp dẫn cho nhiều kì hạn từ nay đến 20/8/2020.

Điều kiện của chương trình là khi khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm bậc thang theo số tiền sẽ được hưởng mức lãi suất là 7,7%/năm áp dụng cho kì hạn 36 tháng, 7,6%/năm cho kì hạn 24 tháng, 7,45% cho kì hạn 18 tháng, 6,8%/năm cho kì hạn từ 9 - 13 tháng và 6,7%/năm cho kì hạn 6 tháng,..

Biểu lãi suất ngân hàng SHB ưu đãi cho chương trình “Ưu đãi vàng – Đón hè sang" cập nhật ngày 6/7

Lãi suất ngân hàng SHB mới nhất tháng 7/2020 - Ảnh 3.

Nguồn: SHB

 

Quỳnh Hương

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.