|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Kinh tế Trung Quốc kẹt trong cơn 'bão kép' dịch ASF và thuế quan

17:51 | 13/05/2019
Chia sẻ
Trung Quốc đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, với cam kết mua thêm hàng hòa từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, dịch tả heo châu Phi (ASF) đang làm giảm nhu cầu nhập khẩu đậu nành của quốc gia châu Á, trong khi thuế quan hạn chế các nhà nhập khẩu mua thêm hàng Mỹ.

Dịch tả heo châu Phi (ASF), đang tàn phá đàn heo lớn nhất thế giới, dấy lên lo ngại thiếu cung và giá thịt heo leo thang tại Trung Quốc. Theo dự báo báo mới từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng thịt heo tại Trung Quốc ước giảm 10,3% xuống 48.500 tấn trong năm này. 

Trong khi theo ông Oscar Tjakra, Giám đốc phòng nghiên cứu Thực phẩm & Kinh doanh Nông nghiệp tại Rabobank, sản lượng thịt heo nội địa của Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa tổng sản xuất của thế giới, sẽ giảm tới 20% trong 2019.

Và để bù đắp sản lượng thiếu hụt và đáp ứng nhu cầu trong nước, quốc gia châu Á sẽ cần gia tăng nhập khẩu. 

Với cuộc chiến thương mại leo thang trở lại với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ giá trị hàng hóa Trung Quốc hôm 10/5 và dự kiến áp thuế đối với hơn 300 tỉ USD hàng hóa còn lại, việc thu mua thịt heo từ Mỹ trở nên khó khăn. 

Ngay cả khi không có diễn biến mới nhất về cuộc tranh chấp thương mại, thuế quan trả đũa Trung Quốc áp lên thịt heo Mỹ trước đó, cũng khiến các nhà nhập khẩu quay lưng với nguồn cung từ Mỹ. 

Thời điểm Trung Quốc áp thuế bổ sung lên thịt heo Mỹ vào năm ngoái, ông Zhu Mengzhou, giám đốc một nhà phân phối thực phẩm nhập khẩu ở tỉnh Quảng Châu, là một số nhiều giao dịch ngừng thu mua.

"Trừ khi thuế quan được điều chỉnh, nếu không chi phí quá cao đối với chúng tôi", ông Zhu cho biết. 

Hai đợt thuế quan trả đũa thương mại đã nâng tổng thuế nhập khẩu lên 50%. Đối với một sản phẩm thịt heo Mỹ, người mua Trung Quốc phải trả thuế lên tới 70% để thông quan. 

Kinh tế Trung Quốc kẹt trong cơn bão kép dịch ASF và thuế quan  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Điều này sẽ thúc đẩy Trung Quốc quay sang các nhà xuất khẩu thịt heo lớn khác đến từ (Liên minh châu Âu) EU, Brazil và Canada trong năm 2019, theo USDA.

Tuy nhiên, trong dự báo mới nhất của USDA, sản lượng thịt heo tại EU ước giảm 0,3% xuống 24.225 tấn, bằng một nửa ước tính sản lượng tại Trung Quốc. 

Trong khi Brazil và Canada dự kiến tăng sản xuất thêm lần lượt 5,63% và 1,04% so với năm ngoái lên 3.975 tấn và 1.950 tấn, nhưng dù các quốc gia này có xuất khẩu toàn bộ sản lượng thịt heo sang Trung Quốc cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khổng lồ tại quốc gia châu Á. 

Chửa kể, mới đây trong một tranh chấp với Canada, Bắc Kinh đã cấm cửa hai nhà xuất khẩu thịt heo của quốc gia này. Canada, nhà xuất khẩu thịt heo lớn thứ ba thế giới, đã bán 382,5 triệu USD giá trị thịt heo sang Trung Quốc vào năm 2018.

Điều này khiến Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. 

Dịch ASF làm giảm nhu cầu nhập khẩu đậu nành

Ngoài ra, lo ngại về dịch ASF, đang khiến người chăn nuôi heo Trung Quốc không dám tái đàn. Theo  Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, hơn 80% trang trại nuôi heo đã quyết định không bổ sung đàn heo. 

Kinh tế Trung Quốc kẹt trong cơn bão kép dịch ASF và thuế quan  - Ảnh 2.

Ảnh: Rueters.

Dịch ASF, đã lây lan gần như trên toàn Trung Quốc kể từ khi được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 8/2018, khiến hơn 1 triệu con heo đã bị tiêu hủy. 

Chăn nuôi heo thu hẹp sẽ giảm nhu cầu nhập khẩu đậu nành, nguyên liệu chính làm thức ăn chăn nuôi heo tại Trung Quốc và là nông sản xuất khẩu chính của Mỹ. 

Theo một nghiên cứu mới đây từ HSBC, nếu sản lượng thịt heo của Trung Quốc giảm 30%, nhu cầu đậu nành có thể giảm tới 4,2%. Còn theo ông Chen Gang, Phó Chủ tịch tại Hiệp hội Dầu Thực vật Trung Quốc, nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc tính đến tháng 9/2019 có thể giảm xuống 85 - 86 triệu tấn (dưới mức dự đoán 88 triệu tấn của USDA).

Dù đậu nành Mỹ cũng nằm trong danh sách chịu thuế trả đũa từ Trung Quốc, nhưng để hạ nhiệt căng thẳng thương mại với Mỹ, Bắc Kinh đã cam kết mua thêm các mặt hàng nông sản từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong đó có đậu nành. 

Tuy nhiên, với sự bùng phát chưa có dấu hiệu dừng lại của dịch ASF, điều này cũng khó thực hiện. 


Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.