|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Kinh tế Trung Quốc cải thiện tích cực trong tháng 3

23:30 | 30/03/2023
Chia sẻ
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam, ngày 30/3, Thủ tướng Lý Cường cho biết trong tháng 3, tình hình kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện so với hai tháng đầu năm và nước này sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước cũng như củng cố đà phục hồi kinh tế.

Ông Lý Cường khẳng định bất kể tình hình thế giới đang phát triển như thế nào, Trung Quốc vẫn sẽ cam kết cải cách và mở cửa.

Ông cho biết tình hình tháng Ba tốt hơn so với tháng Một và tháng Hai. Đặc biệt, các chỉ số kinh tế chính như tiêu dùng và đầu tư tiếp tục cải thiện, trong khi việc làm và giá cả nhìn chung ổn định.

Ông Lý Cường nhấn mạnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục tuân thủ nguyên tắc ổn định, tìm kiếm tiến bộ trong khi duy trì sự ổn định, củng cố và mở rộng đà phục hồi kinh tế, đồng thời thúc đẩy cải thiện hiệu quả kinh tế tổng thể của Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc đang dần phục hồi sau các biện pháp hạn chế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng đà phục hồi không đồng đều.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% trong năm nay sau khi bỏ lỡ đáng kể mục tiêu cho năm 2022.

Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, với chi tiêu tiêu dùng, sản lượng công nghiệp và đầu tư đều tăng trong vài tháng đầu năm.

Sự phục hồi nhu cầu trong nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đang dựa vào chi tiêu tiêu dùng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc cần đối phó với các yếu tố rủi ro khác, bao gồm xuất khẩu giảm, thị trường bất động sản vẫn yếu và nguồn lực của chính phủ dành cho gói kích thích lớn đang thu hẹp.

Trà My (Theo THX, Bloomberg)

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.