|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Mỹ trước triển vọng thận trọng trong năm 2020

08:42 | 29/12/2019
Chia sẻ
Hiệp hội Kinh tế-Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại còn 1,8% trong năm 2020, sau khi ước tăng 2,3% năm 2019 và 2,9% năm 2018.
Kinh tế Mỹ trước triển vọng thận trọng trong năm 2020 - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York ở New York, Mỹ, ngày 12/11. Ảnh: THX/TTXVN

Ông Constance Hunter, Chủ tịch NABE và là nhà kinh tế trưởng của công ty kiểm toán KPMG, cho rằng dự đoán này cho rằng thị trường nhà đất của Mỹ sẽ khởi sắc, song đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng chậm lại trong khi thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại của nước này đều tăng.

Theo kết quả cuộc khảo sát trên của NABE, chính sách thương mại tiếp tục là " rủi ro suy giảm" chính đối với kinh tế Mỹ trong năm 2020 được các nhà phân tích nhắc tới nhiều nhất với 50% số ý kiến cho rằng đây là rủi ro suy giảm "lớn nhất".

Căng thẳng thương mại đã "gióng tiếng chuông cảnh báo" đối với kinh tế Mỹ. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới đây cho rằng thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến chỉ tăng 1,2% năm 2019, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 2,6% đưa ra hồi tháng 4/2019.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mới nhất công bố vào tháng 10/2019, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2019 xuống còn 3%, và cảnh báo tăng trưởng kinh tế tiếp tục yếu kém, do các rào cản thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Các nhà phân tích cho rằng, kinh tế Mỹ, với sự hỗ trợ từ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh và thị trường việc làm mạnh mẽ, vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng vừa phải trong năm 2019. Tuy vậy, trong khi những quan ngại về nguy cơ suy thoái trước mắt đã dịu bớt, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Theo họ, kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2020, trong bối cảnh những bất ổn liên quan tới chính sách thương mại kéo dài và thị trường việc làm có thể đánh mất đà tăng trưởng cũng như triển vọng toàn cầu không chắc chắn.

Với đầu tư của doanh nghiệp và lĩnh vực chế tạo đang sụt giảm, sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ đã có những sự "trồi sụt" trong vài tháng qua. 

Kinh tế Mỹ dự kiến đứng trước một chặng đường đầy thách thức phía trước trong bối cảnh bất ổn thương mại kéo dài tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại đang lan rộng trên toàn cầu.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III/2019 đã ở mức 2,1%, cao hơn so với mức tăng 2% trong quý II/2019 và thấp hơn mức tăng 3,1% trong quý I/2019.

Sau cuộc họp gần nhất vào đầu tháng 12/2019 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận đinh, chi tiêu hộ gia đình vẫn mạnh mẽ, với sự hỗ trợ từ thị trường việc làm "khỏe mạnh", thu nhập gia tăng, và niềm tin tiêu dùng mạnh mẽ.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu vẫn yếu kém, sản lượng chế tạo của Mỹ đã sụt giảm trong năm 2019.

Chi tiêu tiêu dùng, chiếm xấp xỉ 70% nền kinh tế Mỹ, đã tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 1-9/2019, với các mức tăng lần lượt 1,1%, 4,6% và 3,2%, phần nào làm giảm bớt những quan ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, vẫn dưới 4% kể từ đầu năm 2019, đã giảm xuống còn 3,5% trong tháng 11/2019, lại chạm mức thấp nhất trong gần 5 thập niên qua. Số việc làm tạo ra hàng tháng của Mỹ trung bình ở mức 205.000 việc làm trong giai đoạn từ tháng 9-11/2019.

Bất chấp chi tiêu tiêu dùng hồi phục và thị trường lao động mạnh mẽ, đầu tư của doanh nghiệp đã giảm trong hai quý liên tiếp, giảm 1% trong quý II/2019  và giảm 2,3% trong quý III/2019 – là yếu tố cản trở đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Theo Viện Quản lý Nguồn cung (ISM), hoạt động của lĩnh vực chế tạo Mỹ sụt giảm trong tháng 11/2019, tháng giảm thứ tư liên tiếp. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Mỹ là 47,8 trong tháng 11/2019, mức thấp nhất trong một thập niên.

Số liệu chính thức của Mỹ cho thấy số việc làm tạo ra của Mỹ trung bình ở mức 180.000 việc làm/tháng kể từ đầu 2019 đến nay, thấp hơn mức 223.000 việc làm/tháng trong năm 2018, cho thấy sự giảm tốc trong vài tháng qua.

Trong khi đó, mức tăng trưởng lương của người lao động Mỹ vẫn yếu. Theo cuộc khảo sát CNBC Global CFO Council, 60% Giám đốc Tài chính (CFO) của các doanh nghiệp dự kiến số lượng nhân sự trong công ty của họ sẽ giảm trong 12 tháng tới.

Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Mỹ, đã tăng nhanh trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, đã khiến nhiều quan chức chính phủ và chuyên gia kinh tế của Mỹ quan ngại.

Ông Powell mới đây đã nhấn mạnh Quốc hội Mỹ cần nhanh chóng khắc phục vấn đề này song lưu ý rằng hiện ngân sách của nước này không còn nhiều "dư địa" như trước để hỗ trợ nền kinh tế trong tình huống kinh tế suy thoái xảy ra.

Ngoài ra, bất ổn thương mại là một vấn đề cần phải chú ý. Bất chấp với những tiến triển trong quan hệ thương mại với Canada, Mexico và Trung Quốc, Mỹ đã dự định áp thuế quan đối với hàng hóa của Pháp để đáp trả việc Paris áp dụng thuế đối với các công ty công nghệ lớn, trong đó có các doanh nghiệp của Mỹ, và bất đồng thương mại với Liên minh châu Âu (EU) gia tăng về vấn đề trợ giá liên quan hai hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu).

Ông Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của công ty kế toán Grant Thornton, cho rằng các chính sách thương mại của Chính phủ Mỹ "đã thu hẹp" khả năng ứng phó của nước này trước những tình hình khó khăn kinh tế có thể xảy ra.

Tổng thống Mỹ hiện có hai lựa chọn: Rút lại các cam kết khi tranh cử, hoãn áp thuế quan và kinh tế tăng trưởng chậm lại hoặc là gây ra nguy cơ suy thoái bằng cách thúc đẩy cuộc chiến thương mại và gia tăng bất ổn.

Ông Powell, cùng với nhiều nhà kinh tế, tiếp tục cho rằng căng thẳng thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ. Với lưu ý rằng nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với một số "thay đổi quan trọng" đến từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu kém và bất ổn thương mại trong năm 2019.

Ông Powell cho rằng Fed đã điều chỉnh quan điểm về chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế trước những diễn biến trên và "cung cấp một phần sự bảo hiểm đối với những rủi ro liên kết".

Fed đã cắt giảm lãi suất ba lần kể từ tháng 7/2019, trong bối cảnh bất ổn gia tăng bắt nguồn từ căng thẳng thương mại, sự yếu kém của tăng trưởng kinh tế thế giới, sức ép lạm phát nhẹ. Những sự điều chỉnh chính sách này đã dẫn tới mục tiêu lãi suất ở mức 1,5-1,75%.

Business Roundtable, một hiệp hội các CEO của một số doanh nghiệp lớn nhất ở Mỹ, mới đây cho biết chỉ số về triển vọng kinh tế của CEO trong quý IV/2019 giảm xuống còn 76,7, vẫn thấp hơn mức trung bình lịch sử và đánh giá quý giảm thứ bay liên tiếp.

Theo ông Joshua Bolten, Chủ tịch kiêm CEO của Business Roundtable, các CEO tỏ ra thận trọng về hiện trạng "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ. 

Trong khi các doanh nghiệp Mỹ có được một môi trường thuế cạnh tranh, thì những bất ổn xung quanh chính sách thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang gây ra những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh ở Mỹ.

Anh Quân

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.