|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kinh tế chia sẻ Việt chưa phát triển mạnh bằng các nước khác, nhưng có tiềm năng lớn

11:12 | 20/10/2020
Chia sẻ
Hiện tại, nền kinh tế chia sẻ Việt Nam phân chia thành ba lĩnh vực lớn - giao vận, chia sẻ phòng và cho vay ngang hàng.

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo Đánh giá vấn đề về thuế và quản lí thuế đối với kinh tế chia sẻ. Theo báo cáo, hiện tại nền kinh tế chia sẻ Việt chưa tăng trưởng mạnh như các nước khác, nhưng có tiềm năng lớn để phát triển.

Các doanh nghiệp tham gia nền kinh tế chia sẻ tại thị trường Việt Nam thường hoạt động trong ba lĩnh vực chính là giao vận (Grab, Dichung, be...); chia sẻ phòng (Airbnb, LuxStay...) và cho vay ngang hàng.

Pháp luật đã có qui định về loại hình dịch vụ chia sẻ phòng. Các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng công nghệ cao cũng cần tuân thủ qui định. Tuy nhiên, ở các mảng khác, qui định vẫn cần được nới rộng để tạo không gian phát triển cho kinh tế chia sẻ.

Một ví dụ cụ thể là trường hợp của LuxStay. Sau nhiều vòng gọi vốn, huy động hàng triệu USD, công ty đang muốn mở rộng thêm các hoạt động khác. Vì vậy, startup hiện cần một chính sách, cơ chế thử nghiệm hợp lí.

Kinh tế chia sẻ Việt chưa phát triển mạnh bằng các nước khác, nhưng có tiềm năng lớn - Ảnh 1.

Kinh tế chia sẻ Việt Nam có tiềm năng lớn. Ảnh minh họa: ICTNews.

Về mảng cho vay ngang hàng, những rủi ro hoàn toàn có thể xuất hiện từ những ứng dụng fintech khi người tham gia cố tình lừa đảo, ẩn danh, mạo danh. Truy thu thuế thu nhập cá nhân với những trường hợp ấy là việc rất khó. 

Ngoài ra, nếu người dùng không giao dịch bằng các đồng tiền pháp định (Việt Nam đồng), việc giám sát chống rửa tiền, quản lí dòng tiền ra/vào quốc gia trở thanh một vấn đề cực kì nan giải.

Ở mảng gọi xe, việc quyết toán doanh thu cũng có thể gây nhầm lẫn. Nếu coi các công ty kinh tế chia sẻ là các công ty vận tải, doanh thu sẽ được tính là GMV (tổng giá trị giao dịch trên nền tảng) thay vì phần doanh thu công ty thực nhận từ chiết khấu của đối tác trực tiếp cung cấp dịch vụ.

Tiểu Phượng