|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu sang khối CPTPP tăng gần 22% trong 7 tháng

16:12 | 25/08/2022
Chia sẻ
7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khối CPTPP đạt 31,5 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt gần 31,5 tỷ USD, tăng 21,5% so cùng kỳ năm 2021 và chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 1/2019, xuất khẩu hàng hóa sang khu vực này nhảy vọt, đặc biệt ở thị trường Canada, Mexico, Peru…

Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam nhận định: “Doanh nghiệp Việt đã tận dụng lợi thế CPTPP mang lại. Chúng ta đã làm ăn xa hơn, doanh nghiệp sẵn sàng đi đến vùng đất mới, thị trường mới mà trước đây tưởng chừng như rất khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam như Chi Lê, Peru, Mexico…”

Doanh nghiệp cũng đã tận dụng các lợi thế của Hiệp định để xuất khẩu, không chỉ các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày… mà còn có các mặt hàng nông sản kim ngạch có thể chưa cao nhưng đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất, về lưu thông hàng hoá, đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, ông Bình cho biết rào cản ở thị trường CPTPP là quy tắc xuất xứ phức tạp hơn so với các FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Để tiếp cận thị trường để hưởng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện, mà điều kiện quan trọng là đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ.

Trong khi đó, quy định về xuất xứ hàng hoá trong CPTPP có nhiều hình thức khác nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình sản xuất, mua nguyên liệu, canh tác theo tiêu chuẩn; đồng thời doanh nghiệp sẽ phải tập hợp các hồ sơ chúng từ chứng minh nguồn gốc hàng hoá, chỉ dẫn hàng hoá, C/O...

“Ngoài ra, một số vấn đề khác chính là năng lực cạnh tranh, nguồn lực của doanh nghiệp. Như để xuất khẩu gạo đáp ứng các yêu cầu về ưu đãi thuế quan đòi hòi doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về vốn, công nghệ…

Còn dệt may phải đạt tiêu chí về nguyên liệu trong khối Yêu cầu về đặc thù hàng hoá, phải sản xuất lại về hàm lượng nội vùng cần thời gian nhất định”, ông Lê Duy Bình thông tin.

Liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết CPTPP hướng các doanh nghiệp thay đổi quy chuỗi cung ứng và quy trình.

“Một mục tiêu của các FTA chính là thúc đẩy giao dịch liên kết nội khối và qua đó cùng hỗ trợ và tiêu thụ hàng hóa của nhau. Đây là điều mà các doanh nghiệp chúng ta cần lưu ý.

Trong trường hợp CPTPP, chúng ta có thể tìm kiếm doanh nghiệp của Mexico, Peru… nếu như họ có nguồn nguyên liệu phù hợp để thay thế được nguồn nguyên liệu hiện tại, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ khi đó sẽ thuận lợi hơn”, ông Hải khuyến cáo.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Anh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.