Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định xanh hoá là xu hướng không thể đảo ngược, trong đó cần nhân rộng những mô hình kinh tế tuần hoàn. Đó là cơ hội để Việt Nam vừa thích ứng, vừa tiến tới ngành nông nghiệp sinh thái, thuận tự nhiên.
TS. Nguyễn Anh Phong, Phó viện trưởng Ipsard (Bộ NN&PTNT) cho biết chi phí logistics nông nghiệp ở Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và Singapore 300%. Đây là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu nông sản.
10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông sản sản ước đạt 21,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, rau quả và gạo là hai mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất.
8 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy ước đạt 59,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 33,2 tỷ USD, nhập khẩu 26,5 tỷ USD. Cán cân thương mại xuất siêu 6,7 tỷ USD.
TS. Vũ Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ NN&PTNT (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng một trong những giải pháp giúp ngành nông nghiệp tiến gần hơn với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 55 tỷ USD là liên kết vùng và liên kết này chỉ bền vững khi các chủ thể trong chuỗi "bắt tay" cùng phát triển.
Bộ NN&PTNT cho biết rau quả và gạo là hai mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch lần lượt ở mức 3,2 tỷ USD và 2,6 tỷ USD, tăng 68% và 30% so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ NN&PTNT dự báo xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc, ASEAN sẽ duy trì đà tăng trường, còn các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, EU kỳ vọng sẽ ấm dần lên.
Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 54 tỷ USD, ngành nông nghiệp cần tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực và tiềm năng cao như gạo, rau quả, hạt điều... nhằm bù đắp cho những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.