|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 11/7/2023

07:41 | 17/07/2023
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 11/7/2023.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Đầu tháng 7, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm do đồng Yên mạnh hơn và nhu cầu của Trung Quốc yếu làm giảm nhu cầu của nhà đầu tư. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan tăng 0,5% về lượng, nhưng giảm 17% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Cà phê: Đầu tháng 7, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm do áp lực bán hàng vụ mới.

- Hạt điều: 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Brazil tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu hạt điều của EU trong 4 tháng đầu năm 2023 giảm 4% về lượng và giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

- Rau quả: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xoài chủ yếu của Myanmar trong nửa đầu năm 2023. Ngày 28/6, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo quả việt quất tươi của Ba Lan đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật theo quy định và sẽ được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Theo Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Thái Lan năm 2023 dự kiến sẽ đạt 9 triệu tấn, ít hơn so với mức 11 triệu tấn năm 2022 do sản lượng giảm.

- Thủy sản: Ủy ban Nghề cá của Nghị viện châu Âu chuẩn bị bỏ phiếu về một thỏa thuận với Hội đồng EU về các quy tắc kiểm soát nghề cá mới. Bộ Thủy sản Indonesia đã công bố chiến lược giảm dần khối lượng đánh bắt cá ngừ trong ba năm do quần thể cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng đang suy giảm.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Quy định EUDR và hệ thống xác minh tính hợp pháp của chính phủ Indonesia (SVLK) có khả năng làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu đồ nội thất của Indonesia. Ngành gỗ không còn là nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của Myanmar.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước

- Cao su: Giá thu mua mủ cao su đầu tháng 7 tại Phú Yên và Đồng Nai tăng nhẹ, giá tại TP HCM giảm. 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm 3% về lượng và giảm 23% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022.

- Cà phê: Giá cà phê robusta trong nước đầu tháng 7 tăng 700 – 900 đồng/kg so với cuối tháng 6. Tháng 6, xuất khẩu cà phê giảm tháng thứ 3 liên tiếp; giá xuất khẩu cà phê bình quân của Việt Nam tiếp tục tăng. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sỹ tăng từ 7,86% trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 9,36% trong 5 tháng đầu năm 2023.

- Hạt điều: Tháng 6, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá so với tháng trước. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 88,58% trong 4 tháng đầu năm 2022 xuống còn 86,22% trong 4 tháng đầu năm 2023.

- Rau quả: 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần quả và quả hạch của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Canada tăng.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Giá tinh bột sắn nội địa tại miền Bắc và miền Trung đồng loạt tăng 100- 200 đồng/kg.

Trong tháng 6, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Thị phần sắn lát của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022, thị phần tinh bột sắn giảm.

- Thủy sản: Tháng 6, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cải thiện, xuất khẩu sang Anh và Australia tăng. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Na Uy 5 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,1 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Mỹ tăng.

 

Hoàng Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).