|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Khi các cụ già buộc phải học cách mua hàng trực tuyến, COVID-19 có thể làm biến dạng ngành bán lẻ thực phẩm

16:38 | 23/03/2020
Chia sẻ
Sự bùng phát của COVID-19 đang làm tăng số lượng người dân Mỹ mua thực phẩm trực tuyến, một diễn biến có thể tạo ra ảnh hưởng lâu dài với ngành siêu thị.

Mặc dù mua sách và thiết bị điện tử trực tuyến và đặt bữa tói qua ứng dụng giao hàng đã trở thành một phần quan trọng của đời sống Mỹ đa số người tiêu dùng vẫn thích mua thịt và rau ở cửa hàng, siêu thị, theo CNN.

Năm ngoái, chỉ 4% doanh số hàng thực phẩm ở Mỹ đến từ kênh trực tuyến, theo Nielsen.

Tuy nhiên, trong bối cảnh người tiêu dùng hạn chế ra khỏi nhà vì COVID-19, các cửa hàng thực phẩm trực tuyến đang bùng nổ. Lượt tải ứng dụng Instacart, Shipt, ứng dụng mua thực phẩm của Walmart tăng lần lượt 218%, 160% và 124% hôm 15/3 so với một năm trước đó.

"Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng trong tỉ lệ người tiêu dùng trên 60 tuổi mua hàng trực tuyến, cũng như rất nhiều người mua mới", JJ Fleeman, giám đốc thương mại điện tử của tập đoàn Ahold Delhaize ở Mỹ. Ahold Delhaize sở hữu các thương hiệu thực phẩm như Stop & Shop, Food Lion và ứng dụng giao thực phẩm trực tuyến Peapod.

Khi các cụ già buộc phải học cách mua hàng trực tuyến, COVID-19 có thể làm biến dạng ngành bán lẻ thực phẩm - Ảnh 1.

Sự lây lan của dịch viêm phổi COVID-19 dẫn tới sự bùng nổ số lượng gian hàng thực phẩm trực tuyến ở Mỹ, cũng như số lượng người tiêu dùng trên 60 tuổi. Ảnh: The New York Post

1/3 người tiêu dùng tiết lộ hôm 22/3 rằng họ mua thực phẩm trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng hoặc tại nhà trong 7 ngày trước đó, theo kết quả một cuộc khảo sát do tổ chức nghiên cứu thị trường Gordon Haskett Research Advisors thực hiện. Khoảng 41% số người trả lời câu hỏi nói họ mua thực phẩm trực tuyến lần đầu tiên.

"Hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi trong những giai đoạn thảm họa xảy ra. Người dân đang học những kĩ năng mới và cách mua hàng trực tuyến bởi thực tế mà chúng ta đang chứng kiến", ông Doug Baker, phó chủ tịch phụ trách quan hệ ngành của Hiệp hội Các nhà bán lẻ thực phẩm FMI ở Mỹ, bình luận.

Maria Alvarad - một phụ nữ ở thành phố Phoenix, bang Arizona, Mỹ - thường mua thực phẩm ở siêu thị Walmart hay Safeway, nhưng tuần trước bà đặt hàng trực tuyến lần đầu tiên qua tùy chọn "nhận hàng tại điểm bán" của Walmart. Bà muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ ấy.

"Sau khi tình hình trở lại bình thường, có lẽ tôi vẫn tiếp tục mua thực phẩm trực tiếp, vì nó thực sự dễ dàng", bà nói.

Những chuỗi siêu thị thực phẩm lớn ở Mỹ như Walmart, Albertsons, Stop & Shop, Meijer, Hy-Vee đều đã thử nghiệm những phương thức mới để thực hiện đơn hàng trực tuyến trong vài năm qua. Họ tăng mức độ ứng dụng công nghệ để giảm chi phí và giảm số lượng người mua trong siêu thị, cũng như giảm số lượng nhân viên xử lí đơn hàng của người mua.

Hàng loạt nhà bán lẻ thực phẩm đang xây dựng những nhà kho tự động qui mô nhỏ bên trong siêu thị và mở "cửa hàng tối" – những nơi giống siêu thị nhưng không đón người mua, mà thực hiện hoạt động giao hàng và chuẩn bị hàng để khách lấy.

Mặc dù vậy, nhu cầu tăng vọt vì COVID-19 đã gây áp lực lớn đối với mạng lưới giao nhận hàng hóa, khiến người mua phải chờ lâu hoặc hủy đơn hàng, hay thậm chí thể hiện sự phẫn nộ.

"Sự tăng vọt của đơn hàng thực phẩm trực tuyến đang gây nên những thách thức đối với vận hành", Bill Bishop, giám đốc công ty tư vấn bán lẻ thực phẩm Brick Meets Clicks, bình luận.

Cửu Dương

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.