|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hướng đi của Vissan sẽ khác biệt so với Bách hóa XANH và các doanh nghiệp thực phẩm khác

11:35 | 11/04/2018
Chia sẻ
Vissan đã tiến hành ra soát hàng loạt, loại bỏ tới 60 cửa hàng kinh doanh không hiệu quả, trong thời gian tới Công ty sẽ tiến hành mở thêm từ 5 - 10 cửa hàng tập trung tại các chợ truyền thống, hướng đi sẽ khác biệt so với chuỗi Bách hóa XANH, hay các chuỗi hàng thực phẩm khác... 
huong di cua vissan se khac biet so voi bach hoa xanh va cac doanh nghiep thuc pham khac Lạc quan về triển vọng giá heo, Vissan đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 8%

Dự báo giá heo tăng, Vissan đặt mục tiêu lãi trước thuế 179 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2018 của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan - Mã: VSN), ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT cho rằng hoạt động chăn nuôi trong năm 2018 sẽ có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2017, nhiều trang trại trở lại chăn nuôi, đàn heo nái được khống chế tăng ở mức ổn định, nguồn cung ra thị trường cân bằng hơn.

huong di cua vissan se khac biet so voi bach hoa xanh va cac doanh nghiep thuc pham khac
Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 của Vissan

Giá heo hơi dự báo tăng và sản lượng thịt heo nhập khẩu sẽ tăng nhờ việc xóa bỏ thuế nhập khẩu thịt heo theo hiệp định EVFTA và AEC. Ngoài ra, ông Khoa nhận định người tiêu dùng sẽ tăng sức mua thực phẩm tại các kênh hiện đại, thị trường bán lẻ được đánh giá còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Trên cơ sở này, HĐQT Vissan đặt kế hoạch tổng doanh thu trong năm 2018 là 4.600 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu 179 tỷ đồng, tăng trưởng 8%.

Sản lượng các mặt hàng thực phẩm như thịt bò, thịt heo… cũng sẽ tăng trưởng từ 15 – 20% so với năm 2017. Cụ thể, sản lượng thịt heo các loại dự kiến 28.200 tấn (tăng 20%), thịt bò 1.735 tấn (tăng 15%) và thực phẩm CB đặt kế hoạch 21.874 tỷ đồng (tăng 15%).

Nhằm đạt được mục tiêu trên, Vissan sẽ tiến hành đẩy mạnh bán hàng tại các kênh phân phối hiện đại, cửa hàng tiện lợi và kênh Horea (nhà hàng, khách sạn, canteen…) đối với các mặt hàng thịt tươi sống.

Trao đổi với người viết, ban lãnh đạo cho rằng, công ty sẽ thay đổi định hướng người tiêu dùng bằng việc mở các cửa hàng bán thịt heo gần chợ truyền thống với các sản phẩm đa dạng hơn.

Những cửa hàng này Vissan đi hoàn toàn theo kênh khác, bán sản phẩm chuyên doanh của Vissan và chủ yếu là hàng tươi sống nên không có trùng hướng đi với một số thương hiệu khác.

Với thực phẩm chế biến, phát triển thị phần tại phân khúc thu nhập trung bình bằng các sản phẩm giá rẻ…

Đối với các dự án trong điểm của công ty như Di dời và đổi mới công nghệ Nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm Vissan, công ty sẽ lựa chọn nhà thầu triển khai các gói cung cấp thiết bị đây truyền giết mổ 360 con/giờ. Ngoài ra, Công ty dự kiến tiến hành mời thầu, triển khai một số hạng mục công trình khác.

Về tiến độ dự án Nhà máy giết mổ gia súc tại Long An, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc công ty cho biết, thời gian dự kiến nhà máy đi vào hoạt động 2019. Lô đất của dự án cũ ở Nơ Trang Long, TP HCM không thuộc trách nhiệm của Vissan.

Liên quan đến phân phối thực phẩm, ban lãnh đạo cho biết, trước đó tại TP HCM Vissan có 100 cửa hàng sau khi rà soát, Vissan đã bỏ đi 60 cửa hàng không có hiệu quả.

Trong thời gian tới, Công ty sẽ phát triển thêm 5-10 cửa hàng, tập trung ở gần chợ truyền thống và có hướng đi khác với Bách hoá xanh.

Satra tạm ngưng thoái vốn Nhà nước tại Vissan

Ban lãnh đạo Công ty cho biết, vào đầu năm 2018 Vissan nhận được văn bản của UBND TP HCM về việc tạm ngừng các công việc thoái vốn cũng như tăng vốn tại các công ty của Vissan.

Theo đó, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) chưa có kế hoạch thoái tiếp vốn nhà nước tại Vissan.

Trong năm 2017, tình hình chăn nuôi trong cả nước gặp nhiều khó khăn, giá thịt heo hơi giảm sâu, thị trường tiêu thụ thịt heo vẫn chưa khởi sắc.

Theo đó, Vissan chỉ đạt doanh thu 3.900 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch năm, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế công ty đạt gần 166 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch năm do giá đầu vào giảm mạnh.

Liên quan về vấn đề chi phí quản lý doanh nghiệp 2017 cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành, ông An giải thích do trong quá trỉnh cổ phần hoá, Vissan phải định giá lại lợi thế thương mại, phân bổ trong 3 năm, khoảng 60 tỷ/năm.

Bên cạnh đó, Công ty trích một khoản trợ cấp thôi việc trong 3 năm tới và quỹ khoa học công nghệ

Minh Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.