|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hơn 62.000 tỉ đồng của các TCTD thất thoát từ các vụ án tham nhũng, kinh tế

13:27 | 16/05/2019
Chia sẻ
Các tổ chức tín dụng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan thu hồi được 10.843 tỉ đồng (đạt 17,26%) và 10,09 triệu USD (đạt 54,48%).

Ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế với đoàn công tác số 3 do ông Phan Đình Trạc - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm trưởng đoàn.

Đoàn công tác đánh giá cao NHNN trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ của NHNN, đúng quy định của pháp luật trong thời gian qua và đạt nhiều kết quả tích cực.

Từ năm 2013 đến tháng 9/2018, tổng số tiền các tổ chức tín dụng (TCTD) bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 62.797,37 tỉ đồng, 18,52 triệu USD, theo VnEconomy. Các tổ chức tín dụng đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án dân sự thu hồi được 10.843,44 tỉ đồng (đạt 17,26%), 10,09 triệu USD (đạt 54,48%).

Hơn 62.000 tỉ đồng của các TCTD thất thoát từ các vụ án tham nhũng, kinh tế - Ảnh 1.

Ông Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: SBV).

Bên cạnh đó, vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế chính sách, quy định của pháp luật ảnh hướng tới công tác thu hồi và thẩm định tài sản. 

Trên thực tế, việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của người phạm tội, ngăn ngừa hành vi tẩu tán tài sản. 

Đồng thời, trình tự, thủ tục thi hành án để thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được thực hiện theo thủ tục dân sự thông thường nên vần còn nhiều vướng mắc, khó khăn.

Mặt khác, qui định của pháp luật liên quan đến quản lý, xử lý tài sản cá nhân còn những bất cập: Việc chưa có có sở dữ liệu tập trung đối với thông tin về tải sản phải đăng ký, nhất là bất động sản, chứng khoán, vốn góp của doanh nghiệp…gây khó khăn cho việc điều tra, xác minh, truy tìm tài sản để thu hồi; công tác giám sát các tổ chức thẩm định giá còn lỏng lẻo; quản lý về đấu giá về tài sản qua nhiều khâu, liên quan đến sự phối hợp, chủ trì của nhiều cơ quan;…

Để công tác thu hồi tài sản đạt kết quả tích cực hơn trong thời gian tới, Đoàn công tác kiến nghị NHNN chỉ đạo các TCTD phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan liên quan để xử lí dứt điểm các tài sản bảo đảm có giá trị lớn, có nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các vụ còn tồn đọng kéo dài từ trước năm 2013. 

Đồng thời, NHNN tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lí nghiêm các vi phạm trong công tác thẩm định cho vay; quản lí, xử lí tài sản bảo đảm, quản lý, khai thác các tài sản của TCTD được Tòa án giao để tránh thất thoát, bảo đảm hiệu quả thu hồi tài sản cho các TCTD.

Ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh NHNN cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng về xử lí nợ xấu và tài sản đảm bảo (TSĐB) đặc biệt liên quan đến Nghị quyết 42; nâng cao hiệu quả phối hợp điều tra, xử lí và thu hồi tài sản phối hợp chặt chẽ công tác kê biên, định giá. Cùng với đó, NHNN cần tăng cường chỉ đạo, thanh tra giám sát TCTD, quản lí TSĐB; rà soát sửa đổi bổ sung cơ chế liên quan đến xử lí TSĐB,…

Trúc Minh

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.