|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hội đồng OPEC+ chưa thể thống nhất về cuộc họp khẩn cấp, kéo dài thảo luận sang ngày thứ ba

12:50 | 06/02/2020
Chia sẻ
Nga có thể trì hoãn đưa ra quyết định về việc liệu OPEC+ có thực hiện việc giảm sản lượng khẩn cấp hay không.

Theo các chuyên gia phân tích, việc Moscow chần chừ có tiếp tục giảm thêm sản lượng không dường như đã trĩ hoãn đề nghị tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng kĩ thuật đối với OPEC.

Hội đồng kĩ thuật, gồm đại diện từ các quốc gia thành viên OPEC và Nga, đã kéo dài cuộc họp hai ngày sang ngày thứ ba (tức Thứ Năm 6/2), với nỗ lực đạt được đồng thuận.

Theo CNBC, hội đồng có nhiệm vụ kiểm soát các kịch bản trên thị trường dầu để đưa ra một đề nghị về chính sách sản xuất.

"Nga một lần nữa không sẵn sàng thực hiện hành động hỗ trợ, mặc dù họ không phải chịu gánh nặng của sự điều chỉnh", ông Helima Croft, người đứng đầu phòng chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC, nhận định.

Đồng thời, hội đồng đã gặp mặt tại Vienna (Áo) trong tuần này, và Nga, Arab Saudi đã tổ chức cuộc họp cấp cao, theo các chuyên gia phân tích.

"Theo tôi được biết Nga muốn kiểm soát tình hình ở thời điểm hiện tại, thay vì rủi ro mất thêm thị phần. Thị trường sẽ trừng phạt OPEC+ vì không hành động", ông John Kilduff, đối tác của Again Capital, chia sẻ.

Cuối tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết các bộ trưởng của OPEC+ có thể thảo luận việc rời cuộc họp thường kì trước thời hạn, nhưng cũng nói thêm rằng tổ chức cần thêm vài ngày để giám sát tình hình.

Giá dầu đã rơi vào vùng giá xuống trong năm 2020, vì dự báo nhu cầu từ ngành vận tải giảm sâu dưới tác động của virus corona.

Giá dầu thô giao sau đã tăng gần 4% trong phiên giao dịch ngày 5/2 nhơ dự đoán tổ chức có thể đề xuất một đợt giảm sâu hơn, cũng như dự báo về một loại thuốc tiềm năng cho virus corona.

Tuy nhiên, buổi họp tại Vienna hôm 5/2 là của nhóm kĩ thuật và sẽ phải đề xuất với các bộ trưởng liệu có cần tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để giảm sản lượng hay không, và giảm thêm bao nhiêu.

OPEC và các thành viên không thuộc tổ chức, gồm cả Nga, đang giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày. Trong đó, Arab Saudi là thành viên giảm sản lượng nhiều nhất.

Các chuyên gia cũng nhận định quốc gia Trung Đông sẽ phải gánh phần lớn nếu có thêm bất kì một đợt cắt sản lượng bổ sung, dù có thể trong thời gian ngắn.

Tác động từ sự bùng phát của virus corona đối với nhu cầu dầu thế giới

Nhu cầu dầu đã giảm mạnh, vì Trung Quốc dừng toàn bộ hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không và ngừng vận chuyển tại nhiều thành phố lớn.

Các chuyến bay sang Trung Quốc và hiện là Hong Kong đều đã bị hủy. Hai tàu du lịch đang neo tại các cảng châu Á vì hành khách có khả năng nhiễm virus đang bị cách li, làm gia tăng lo ngại đối với ngành du lịch tàu, thuyền nói chung.

Giám đốc tài chính Brian Gilvary của BP nhận định tác động kinh tế của virus corona sẽ làm tiêu thụ dầu trong cả năm giảm khoảng 300.000 - 500.000 thùng/ngày, con số này lên tới 0,5% nhu cầu của thế giới.

Giới chuyên gia dự đoán tác động mạnh nhất đối với nhu cầu diễn ra trong nửa đầu năm nay.

Kịch bản tội tệ nhất của Platts Analytics cho thấy nhu cầu dầu giảm 2,6 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và 2 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Trong kịch bản lạc quan nhất, nhu cầu dầu sẽ giảm 900.000 thùng/ngày trong tháng 2, và 650.000 thùng/ngày trong tháng 3.

OPEC và Nga đã hạn chế sản xuất kể từ năm 2016 với nỗ lực cân bằng thị trường và thúc đẩy giá dầu, nhưng sự sụt giảm hơn 20% của giá dầu từ mức cao trong tháng 1 năm nay là điều không thể ngờ tới và đang tác động tới ngân sách của các quốc gia sản xuất dầu.

Lyly Cao