Hoa Sen là doanh nghiệp thép thứ 2 của Việt Nam đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD, sau Tập đoàn Hòa Phát. Một trong những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu thép là kết quả kinh doanh khả quan dù vướng dịch bệnh.
Trong bối cảnh giá cổ phiếu thép quay lại lập đỉnh sau thời gian trầm lắng, nhiều lãnh đạo và người nhà đã đăng ký bán hàng triệu đơn vị NKG, SMC hay CBI, trị giá nhiều tỷ đồng.
Ngày 15/9, các cổ phiếu thép lớn như HPG, HSG, NKG đều diễn biến khả quan khi nhiều địa phương lên kế hoạch tái mở cửa kinh tế từng phần. Thị trường xuất khẩu cũng có dấu hiệu tích cực.
Giữa bối cảnh tiêu thụ trong nước chậm lại, các doanh nghiệp tôn mạ đã tìm đường đưa sản phẩm ra nước ngoài. Chỉ hai doanh nghiệp là Hoa Sen và Nam Kim đã nắm hơn 60% thị phần xuất khẩu.
Hoạt động kinh tế trong nước đình trệ vì các lệnh giãn cách nhưng nhu cầu thép xuất khẩu vẫn rất lớn, đặc biệt là với sản phẩm tôn mạ và thép cuộn cán nóng (HRC).
Hoạt động năm 2021 có nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp thép lớn như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, Pomina đều đã hoàn thành hoặc đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Tập đoàn Hoa Sen dự định bán 4,4 triệu cổ phiếu HSG với giá chỉ bằng khoảng 1/4 giá thị trường cho các lãnh đạo và cán bộ quản trị và điều hành chủ chốt.
Tồn kho cuối quý II của một số doanh nghiệp như Hòa Phát, Nam Kim cao hơn nhiều so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân đến từ yếu tố mùa vụ trong tiêu thụ thép cũng như ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới hoạt động xây dựng.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…