|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hoa Sen lãi 320 tỷ trong tháng 8, tăng 47% so cùng kỳ

06:59 | 27/09/2021
Chia sẻ
Lũy kế 11 tháng đầu niên độ, Tập đoàn Hoa Sen đã lãi gần 4.000 tỷ đồng.
Hoa Sen lãi 320 tỷ trong tháng 8, tăng 147% so cùng kỳ - Ảnh 1.

Tiêu thụ sản phẩm tôn mạ của Hoa Sen. (Ảnh: HSG).

Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) vừa công bố ước kết quả kinh doanh tháng 8/2021 với sản lượng tiêu thụ đạt 167.810 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, doanh thu đạt 4.701 tỷ đồng và lãi sau thuế ước tính 320 tỷ, vẫn tăng lần lượt 66% và 47% so với tháng 8 năm ngoái do mặt bằng giá nói chung và tôn mạ nói riêng năm nay cao hơn hẳn.

Trước đó vào tháng 7, lợi nhuận của Hoa Sen cũng tăng trưởng tới 124%.

Lũy kế 11 tháng đầu niên độ tài chính 2020-2021 (từ tháng 10/2020 đến hết tháng 8/2021), sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen là 2,05 triệu tấn, vượt 14% kế hoạch toàn niên độ và tăng 43% so với cùng kỳ. Doanh thu ước tính 42.551 tỷ, lãi sau thuế 3.994 tỷ, tăng lần lượt 74% và 279% so cùng kỳ và đều đã vượt xa kế hoạch cả năm.

Hoa Sen lãi 320 tỷ trong tháng 8, tăng 147% so cùng kỳ - Ảnh 3.

Hoa Sen dẫn đầu thị phần tôn mạ.

Trong bối cảnh thị trường trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, xuất khẩu vẫn là động lực duy trì kết quả kinh doanh của Hoa Sen. Riêng trong tháng 8, thị trường nước ngoài đóng góp tới 82% sản lượng tiêu thụ tôn mạ của Hoa Sen.

Tại Việt Nam, tập đoàn của Chủ tịch Lê Phước Vũ kỳ vọng nhu cầu tôn thép sẽ tăng mạnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần ổn định trong tình hình mới và các dự án xây dựng tiếp tục được triển khai.

Hoa Sen lãi 320 tỷ trong tháng 8, tăng 147% so cùng kỳ - Ảnh 4.

Xuất khẩu là kênh tiêu thụ chủ yếu của Hoa Sen.

Trong tháng 8 vừa qua, Hoa Sen bán ra lần lượt 150.800 tấn tôn và gần 15.900 tấn ống thép, chiếm thị phần tương ứng là 34,9% và 13%.

Đức Quyền

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.