|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hệ sinh thái khởi nghiệp Ai Cập tăng trưởng kỷ lục

07:52 | 05/02/2022
Chia sẻ
Hệ sinh thái cung cấp nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup tại Ai Cập đã tăng trưởng kỷ lục 176% trong năm 2021 so với năm trước đó.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Ai Cập tăng trưởng kỷ lục - Ảnh 1.

5 thương vụ khởi nghiệp lớn nhất chiếm 53% tổng số vốn đầu tư vào các startup Ai Cập trong năm 2021. (Ảnh: TTXVN).

Báo cáo mới công bố của nền tảng Magnitt chuyên theo dõi các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) tại Trung Đông - Bắc Phi cho biết hệ sinh thái cung cấp nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup tại Ai Cập đã tăng trưởng kỷ lục 176% trong năm 2021 so với năm trước đó.

Theo Magnitt, số thương vụ khởi nghiệp được ký kết‎ tại quốc gia Bắc Phi này đã chạm ngưỡng cao nhất trong hệ sinh thái, ghi nhận các mức tăng trưởng liên tiếp về dòng giao dịch và hoạt động tài trợ. 

Báo cáo cho biết 5 thương vụ khởi nghiệp lớn nhất chiếm 53% tổng vốn đầu tư vào các startup Ai Cập trong năm 2021.

Bên cạnh đó, số nhà đầu tư tài trợ cho các startup Ai Cập năm ngoái cũng tăng kỷ lục 65% so với năm trước đó. Đáng chú ‎ý, các thương vụ khởi nghiệp có liên quan tới lĩnh vực tài chính công nghệ cao (fintech) chiếm 17% tổng số thương vụ được hoàn tất.

Trên bình diện khu vực, Ai Cập đứng thứ 3 sau Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia về phương diện số thương vụ startup được ký kết trong năm 2021, đồng thời phần lớn các vòng gọi vốn ở nước này có quy mô dưới 500.000 USD. 

Ai Cập chiếm 15% tổng số giao dịch và 11% tổng số vốn đầu tư cho startup tại Trung Đông - Bắc Phi năm 2021.

Báo cáo của Magnitt tiết lộ khu vực Trung Đông - Bắc Phi đã đạt mức cao nhất trong lịch sử về đầu tư mạo hiểm cho các startup năm vừa qua với tổng số vốn 2,6 tỷ USD. 

Các chuyên gia nhận định khu vực này đã phục hồi sau giai đoạn sụt giảm các giao dịch đầu tư cho startup hồi năm 2020, ghi nhận số lượng kỷ lục 590 giao dịch năm 2021.

Việt Khoa

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.