|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hãng thực phẩm lớn nhất thế giới tăng giá vì COVID-19

07:56 | 17/08/2021
Chia sẻ
Theo CNN, công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới đang tăng giá thậm chí còn tăng cao hơn do chi phí hàng hóa và vận chuyển leo cao.

Công ty Nestle cho biết họ đang phải đối mặt với chi phí đầu vào cao do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. CEO Mark Schneider nói rằng ngoài việc giá nguyên liệu tăng cao, việc dịch bệnh bùng phát cũng khiến chi phí sản xuất và vận chuyển tăng cao, gây áp lực lên tập đoàn sở hữu các thương hiệu thực phẩm như Nescafe, Gerber và Cheerios.

Nestle cho biết họ sẽ cần tăng giá khoảng 2% để bù đắp mức tăng chi phí 4% và trong nửa đầu năm 2021, Nestlé đã tăng giá 1,3%. Tập đoàn thực phẩm lớn nhất thế giới dự kiến tỷ suất lợi nhuận năm nay sẽ giảm nhẹ, ở mức 17,5%. Mặc dù vậy, công ty đã nâng triển vọng tăng trưởng doanh số cho năm 2021 lên từ 5% đến 6%. 

Hãng thực phẩm lớn nhất thế giới tăng giá vì COVID-19 - Ảnh 1.

Hãng thực phẩm lớn nhất thế giới đối mặt với chi phí đầu vào tăng cao. (Ảnh: QZ).

Ngoài Neslte, nhiều tập đoàn lớn như Genereal Electric, Anheuser-Busch InBev và Unilever cũng đã cảnh báo về vấn đề chi phí đầu vào tăng ở thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau nhiều đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19.

Nhu cầu đối với một số sản phẩm đã tăng mạnh khi mọi người tiếp tục đi du lịch và quay trở lại văn phòng. Một số công ty đã đi trước phòng trừ trường hợp giá nguyên liệu tăng cao, chẳng hạn như việc mua hàng hóa tích trữ. Tuy vậy, vẫn có nhiều công ty chọn cách "sống chung với lũ". 

Trước đó một tuần, đối thủ của Nestle là Unilever cho biết họ đã tăng giá nhiều sản phẩm để đáp ứng chi phí đầu vào cao hơn. Đơn cử giá dầu đậu nành, quý trước đã tăng 20% và hiện tăng 80% so với năm trước. Giá dầu cọ cũng đang cao hơn 70% so với giá trung bình. 

Giám đốc tài chính Graeme Pitkethly của Unilever cho biết: "Lạm phát đang tác động đến chúng tôi trên toàn bộ chi phí đầu vào nguyên vật liệu, đóng gói và đặc biệt là chi phí vận chuyển và phân phối." 

Tờ CNN bình luận: "Câu hỏi lớn đặt ra là liệu sự thiếu hụt và tăng giá có phải là hệ quả tạm thời của đại dịch hay không? Hay liệu nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi theo những cách có thể làm tăng vĩnh viễn chi phí kinh doanh và mở ra một kỷ nguyên lạm phát mới có thể ăn sâu vào sức chi tiêu của người tiêu dùng?"

Cũng theo CNN, các ngân hàng trung ương bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang vật lộn với cách đối phó. Nhiều nhà kinh tế tin rằng việc tăng giá sẽ chỉ là thoáng qua, nhưng nếu sai, các ngân hàng trung ương có thể buộc phải đột ngột rút lại hỗ trợ cho nền kinh tế vào cuối năm nay để kiểm soát lạm phát.

Thùy Trang

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.