|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hàng loạt 'ông lớn' từ Mỹ xem xét đầu tư vào 7 tỉnh miền Trung

10:47 | 07/03/2018
Chia sẻ
Hơn 60 công ty của Mỹ đã tâp trung tại Đà Nẵng nhân sự kiện Meet the USA 2018 tổ chức ngày 5/3 nhằm nghiên cứu triển vọng đầu tư vào khu vực miền Trung Việt Nam.
hang loat ong lon tu my xem xet dau tu vao 7 tinh mien trung Mỹ sẽ vạch kế hoạch hợp tác an ninh với Việt Nam
hang loat ong lon tu my xem xet dau tu vao 7 tinh mien trung Tranh cãi về việc áp thuế chưa được giải quyết, chứng khoán Mỹ nhích nhẹ phiên thứ Ba

Trong số các cái tên tham dự có các thương hiệu công nghệ nổi tiếng như Intel, Microsoft, IBM, Motorola, hay các nhãn hiệu tiêu dùng như Cocacola.

Sự kiện nhằm thu hút đầu tư vào 7 tỉnh thuộc Khu kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đã Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

“Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược của chúng tôi”, bà Lê Từ Cẩm Ly – Giám đốc đối ngoại Cocacola của Việt Nam cho biết. Công ty đã mở một nhà máy năm 2013 tại Đà Nẵng nhằm phát triển các thị trường lân cận, đồng thời cũng đang có kế hoạch sử dụng cà phê và các loại trái cây địa phương cho các sản phẩm mới.

hang loat ong lon tu my xem xet dau tu vao 7 tinh mien trung

Gina Proctor – Giám đốc tài chính của Intel Product Việt Nam cho biết, công ty này quan tâm đến việc làm việc cùng các công ty IT của Việt Nam. Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới hiện cũng đang có một nhà máy tại TP HCM và đã tăng gấp đôi sản lượng từ năm 2016. Công ty cũng đã lên kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm nay.

Ông John Rockhold – CEO của AmCham Việt Nam cho biết, các công ty của Mỹ đang xem xét đầu tư vào một số dự án trong khu vực miền Trung bao gồm dự án hệ thống khí gas ngoài khơi kết nối mỏ khí Cá Voi Xanh với một nhà máy điện ở Quảng Nam, ngoài ra còn một số dự án điện mặt trời và điện gió.

Không giống như Đà Nẵng được đánh giá là một trong những Thành phố hội nhập quốc tế năng động nhất, các tỉnh còn lại của miền Trung có sự phát tiển chậm hơn.

Chính phủ đã tìm nhiều biện pháp để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài như ưu đãi thuế, trợ cấp giải phóng mặt bằng và cho thuê đất, cũng như các chương trình đào tạo người lao động. Các doanh nhân đến từ Mỹ cũng đã được các quan chức địa phương thông báo kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng, sân bay và bến cảng.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam biến động theo mối quan hệ giữa hai nước. Sau hiệp định thương mại song phương được ký kết năm 2001, Mỹ đầu tư vào Việt Nam 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên giai đoạn 2011 – 2014, con số này chỉ đạt gần 300 triệu USD.

Tính đến tháng 11/2017, tổng mức đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt 9,4 tỷ USD xếp thứ 9 trong số 128 quốc gia. Con số đầu tư của Mỹ thua kém so với Hàn Quốc (57,5 tỷ USD), Nhật Bản (49,1 tỷ USD) và từ Singapore (41,8 tỷ USD).

Bạch Mộc