Hàng loạt nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc phải giảm sản lượng vì các lệnh phong toả
Theo Reuters, các nhà máy lọc dầu dự kiến sẽ giảm lượng khoảng 900.000 thùng/ngày, tương đương 6,3% xuống 3,7 triệu tấn. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây nhằm giảm bớt lượng hàng tồn kho do Trung Quốc phong toả nhiều thành phố để chống dịch COVID-19 khiến nhu cầu xăng dầu giảm sút.
Nhu cầu giảm tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới sẽ giúp giá dầu toàn cầu hạ nhiệt. Hiện, giá dầu thô vẫn trên 100 USD/thùng sau khi chạm đỉnh 14 năm vào tháng 3, một phần do lo ngại gián đoạn nguồn cung sau cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Sự sụt giảm nhu cầu trong nước cũng đã buộc các nhà máy lọc dầu Trung Quốc phải xuất khẩu nhiều nhiên liệu hơn từ lượng tồn kho đang tăng lên của họ.
Các nguồn tin cho biết, lượng xuất khẩu nhiên liệu từ các nhà máy lọc dầu khoảng 2 triệu tấn xăng, nhiên liệu máy bay và dầu diesel trong tháng 4. Điều này cũng giúp các nhà máy lọc dầu Trung Quốc thu được khoản lợi lớn khi nhu cầu thế giới đối xăng dầu đang ở mức cao trong khi nguồn cung bị gián đoạn.
Dữ liệu hải quan công bố hôm thứ Tư cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 đã giảm 14% so với một năm trước đó.
Nhập khẩu đã bị áp lực bởi tỷ suất lợi nhuận giảm sút tại các nhà máy lọc dầu nhỏ, độc lập và do bảo trì theo mùa, và với tác động thêm của nhu cầu giảm, dự kiến sẽ tiếp tục giảm vào tháng 4.
Nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc đã giảm mạnh vào tháng 3 khi sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ngày càng trầm trọng hơn. Điều này dẫn đến các đợt đóng cửa trên diện rộng, bao gồm 3 tuần hạn chế di chuyển ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất của Trung Quốc, để kìm hãm sự lây lan của biến thể Omicron.
Tập đoàn lọc dầu nhà nước khổng lồ Sinopec Corp, nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á, đang dẫn đầu việc cắt giảm sản lượng trong tháng này, với gần nửa triệu thùng / ngày, theo sau là mức cắt giảm ước tính 170.000 thùng/ngày của nhà máy lọc dầu lớn thứ hai của Trung Quốc, PetroChina.
Công ty tư vấn hàng hóa Trung Quốc JLC cho biết: “Với các biện pháp hạn chế COVID-19 ngày càng được siết chặt, việc lái xe ô tô cá nhân đã giảm khiến mức tiêu thụ xăng ở một số khu vực giảm từ 20% - 60%”, công ty tư vấn hàng hóa Trung Quốc JLC trong tuần này cho biết.
Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết, Tập đoàn Hóa dầu Chiết Giang thuộc sở hữu tư nhân, vận hành khu liên hợp lọc dầu lớn nhất ở Trung Quốc, trong tháng 4 đã giảm sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày so với tháng 3.
Tỷ lệ hoạt động tại các nhà máy lọc dầu độc lập nhỏ hơn dự kiến sẽ giảm xuống còn 45% trong tháng này, gần mức thấp kỷ lục và giảm từ 50% vào tháng 3, theo JLC.
Tỷ suất hoạt động của một số nhà máy lọc dầu nhỏ trong tháng 4 dự kiến giảm sâu xuống khoảng 45%, gần mức thấp kỷ lục và giảm từ 50% vào tháng 3.
Người phát ngôn của Sinopec từ chối bình luận về số liệu sản lượng cụ thể nhưng cho biết nhà máy lọc dầu đã sẵn sàng điều chỉnh hoạt động phù hợp với điều kiện thị trường, đồng thời công ty đã duy trì tồn kho dầu thô ở mức hợp lý trong quý đầu tiên.
Các lệnh phong toả nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19, bao gồm các biện pháp đặc biệt nghiêm ngặt trải dài 28 tỉnh, trong đó có các trung tâm tiêu thụ và sản xuất ở phía đông, đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến nhu cầu xăng dầu, vì hàng triệu người bị yêu cầu trong nhà hoặc các cơ sở kiểm dịch.
Nhiên liệu hàng không cũng bị ảnh hưởng khi các chuyến bay thương mại giảm gần 60% trong tháng 3 so với một năm trước đó. Đặc biệt, trong tuần trước số lượng chuyến bay giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000, theo nhà cung cấp dữ liệu hàng không VariFlight.
Tiêu thụ dầu diesel cũng đang giảm do các hoạt động vận tải đường bộ bị cản trở bởi các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19, khiến nhiều lái xe trên đường cao tốc của Trung Quốc bị mắc kẹt và buộc các nhà máy phải đóng cửa.