Ngân hàng Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu Brent cao nhất trong mùa hè này lên 87 USD/thùng. Ngân hàng này cho biết công suất dự phòng tăng cao sẽ cho phép OPEC+ bù đắp sự gián đoạn trong hầu hết các kịch bản.
Theo nguồn tin của Reuters, nhóm OPEC + có thể đồng ý cắt giảm sản lượng thêm ít nhất 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào đầu năm tới. Arab Saudi tiếp tục cắt giảm sản lượng bổ sung tự nguyện, trong khi mức giảm của một số nước khác thấp hơn.
Dòng chảy vào kho lưu trữ tính đến tháng 10 cũng khiến một số người nghi ngờ trước một số dự báo lạc quan về nhu cầu dầu thô của Trung Quốc. Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Hai quyết định gần đây của Arab Saudi cho thấy mối quan ngại của nước này trước triển vọng nhu cầu dầu thô thế giới. Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới cho biết sẽ giữ nguyên giá dầu thô cho các lô hàng xuất khẩu sang châu Á vào tháng 12. Đồng thời, nước này tuyên bố duy trì việc giảm sản lượng đến cuối năm nay.
Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Venezuela trong vòng 6 tháng, cho phép nước này khôi phục xuất khẩu và các khoản đầu tư cho ngành. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nước này cần nhiều thời gian và tiền bạc để khôi phục lại sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng căng thẳng Israel-Palestine sẽ là động lực cho giá dầu thời gian tới. Tuy nhiên, về trung hạn, giá dầu có thể hạ nhiệt
OPEC dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ đạt 116 triệu thùng/ngày vào năm 2045, cao hơn khoảng 6 triệu thùng/ngày so với dự kiến trong báo cáo năm ngoái. Mức tăng trưởng dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia châu Á khác, châu Phi và Trung Đông.
Có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu bắt đầu giảm do giá bán lẻ xăng dầu cao. Điều này gia tăng nỗi lo lạm phát và làm giảm chi tiêu, niềm tin của người tiêu dùng.
Sản lượng dầu thô của OPEC tăng trong tháng 9 tăng 120.000 thùng/ngày. Đây là tháng thứ hai liên tiếp sản lượng của tổ chức này tăng, chủ yếu đóng góp từ Nigeria và Iran.
Các nhà phân tích hàng hóa tại Standard Chartered vẫn lạc quan với triển vọng giá dầu. Họ cho rằng giá dầu đã được đẩy lên trong quý III do tồn kho giảm mạnh trong khi nhu cầu tăng; đồng thời dự đoán động lực này sẽ tiếp tục trong quý IV.
Giám đốc điều hành các nhà sản xuất dầu hàng đầu của Arab Saudi và Mỹ là Aramco và Exxon Mobil hôm 18/9 đã bác bỏ dự báo rằng nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 của IEA. Họ cho rằng trong quá trình chuyển sang năng lượng sạch nhằm chống lại biến đổi khí hậu sẽ vẫn cần tiếp tục đầu tư vào dầu khí truyền thống.