Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tiếp thu các ý kiến với dự thảo sửa đổi Nghị định 111 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ngân hàng Nhà nước đơn giản hóa các điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng không nên chờ đến quý IV, cuối năm rồi mới nới room tín dụng, như vậy quá trễ so với nhu cầu phục hồi của nền kinh tế và doanh nghiệp.
Các chuyên gia KBSV cho rằng gói hỗ trợ lãi suất lần này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng và là sự củng cố về mặt tâm lý trong ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang phải chịu áp lực do chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao, việc nhận được sớm gói hỗ trợ lãi suất 2% có ý nghĩa lớn.
Đại biểu cho rằng mục tiêu của các gói hỗ trợ là phải giải ngân trong năm nay, đồng thời các thủ tục triển khai phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, không xảy ra tình trạng xin cho, không gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Sang năm 2022, các chính sách hỗ trợ từ tài khoá đến tiền tệ sẽ giúp cho các điều kiện kinh doanh được cải thiện, thúc đẩy cung - cầu tín dụng và giảm thiểu rủi ro, hoạt động kinh doanh các ngân hàng nhìn chung sẽ tiếp tục duy trì tích cực.
Trải qua gần hai năm đối mặt làn sóng COVID-19, đặc biệt là sau đợt dịch thứ 4 vừa qua, sức khỏe doanh nghiệp suy yếu đi rất nhiều. Khối doanh nghiệp, các chuyên gia mong muốn Ngân sách Nhà nước mạnh dạn chi cho các gói hỗ trợ với cách tiếp cận đơn giản hơn.
Theo Chứng khoán BSC, nền kinh tế mở cửa trở lại cùng với gói hỗ trợ kinh tế mới sẽ có tác động rất tích cực các một số nhóm cổ phiếu gồm bất động sản, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, hàng không, bán lẻ, sản xuất,...
Chứng khoán Bảo Việt cho biết từ nay đến cuối năm sẽ còn ba gói kích thích khác bao gồm gói hỗ trợ người dân thông qua các việc làm ngắn hạn, dự phòng ngân sách trung ương cho phòng chống dịch COVID-19 và gói miễn giảm lãi suất 4 tháng cuối năm.
Cuối tháng 9, NHNN sẽ tổ chức một cuộc đối thoại giữa ngành ngân hàng và toàn bộ các doanh nghiệp hàng không để chia sẻ và tìm cách tháo gỡ những khó khăn về vốn, bàn về một gói tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.