Gỡ nút thắt nông sản Việt khó vào siêu thị
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT 'hiến kế' cho vấn đề giải cứu nông sản |
Triết khấu cao
Theo Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, tỉ lệ nông sản sạch vào các hệ thống thương mại hiện đại chỉ chiếm từ 7 - 10%. Như vậy, có tới 80-90% hàng hóa nông sản được bán tự do ở các chợ, cửa hàng lẻ và hàng rong.
Xét về số lượng tương quan giữa chợ truyền thống và các siêu thị, theo số liệu của Bộ Công Thương, đến năm 2017, cả nước có 8.539 chợ trong quy hoạch, trong đó đa phần là chợ hạng III (chiếm 87%).
Trong khi đó, số lượng siêu thị trên cả nước chỉ dừng lại ở con số 957, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và khu vực nội thành.
Tháo gỡ nút thắt nông sản Việt khó vào siêu thị |
Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho biết rào cản lớn nhất đối với mặt hàng nông sản để vào siêu thị chính là chính sách triết khấu còn quá cao. Một số siêu thị lớn, có thế mạnh về đàm phán, đưa ra mức triết khấu lên tới 20 -30%, chưa kể những chi phí “không chính thức khác”, o ép nhà cung ứng. Trong khi đó, nhà cung ứng lại không dám lên tiếng.
“10 đơn vị gửi rau vào siêu thị nhưng chỉ một, hai siêu thị chấp nhận mức chiết khấu mà siêu thị đưa ra”, ông Vinh cho hay.
Ông Phú phân tích, hậu quả của vấn đề này là làm hạn chế khả năng tiếp cận người tiêu dùng Việt. Bên cạnh đó, giá triết khấu cao nên giá bị đẩy lên theo. Đây là tin xấu đối với hàng Việt Nam nhưng lại là tin mừng đối với các đối thủ nước ngoài đang bán sản phẩm trong một siêu thị. Đồng thời, khó khăn này còn triệt tiêu sản xuất chân chính.
“Hiện nay xảy ra tình trạng hàng nội địa kém chất lượng và đắt hơn hơn hàng xuất khẩu. Đó là một nghịch lí”, ông Vinh nói.
Nói về những điểm tồn tại trong ngành bán lẻ thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cho hay phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại chưa đồng bộ, phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển ở khu vực thành thị.
Hệ thống chợ chủ yếu thiên về chức năng bán lẻ và đa số chợ có quy mô nhỏ; chưa tương xứng với vị trí và vai trò của chợ. Việc kêu gọi và thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng thương mại còn nhiều hạn chế.
Tháo gỡ nút thắt
Để giải quyết câu chuyện chiết khấu, theo ông Phú, cần xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và phân phối nhằm giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản. Đồng thời, hình thành hệ thống chợ đầu mối, sàn giao dịch nông sản dể đảm bảo mua bán được công khai, minh bạch, quản lý an toàn thực phẩm.
Đối với lo ngại hàng Việt Nam nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng, Bộ Công Thương đã thông qua triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.
Năm 2014, Bộ Công Thương đã phê duyệt 223 dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.
Các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án được Bộ Công Thương phê duyệt đều chú trọng đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho nông sản Việt Nam và tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, thiết lập điểm bán hàng Việt Nam cố định, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ nông sản.
Đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt hơn 1000 đề án với tổng kinh phí hơn 510 tỉ đồng góp phần đẩy mạnh tiệu thụ các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước thông qua hệ thống phân phối truyền thông và hiện đại.
Cụ thể, theo báo cáo Sở Công Thương tại các địa phương, tỉ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống siêu thị trong nước khá cao, như Co.opmart 90 - 93%, Satra 90 - 95%, Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%….
Tỉ lệ hàng Việt Nam tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài tại Việt Nam chiếm từ 68 - 95% như Lotte, Big C 90%, AEON - Citimart 82-85%, Auchan 65%, Emart (96%, Saigon Centre 68%.
Tỉ lệ hàng Việt Nam tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi chiếm tỉ lệ từ 60% trở lên, trong đó, nhóm mặt hàng Việt Nam có tỉ lệ cao là những hàng hóa Việt Nam có thế mạnh về điều kiện sản xuất, nguyên liệu đầu vào như: nông sản, lương thực, thực phẩm (tươi sống).
Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo và phối hợp với các địa phương trong cả nước tổ chức nhiều Hội nghị để trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, xúc tiến mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy hải sản tại thị trường trong nước và nước ngoài.