|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT 'hiến kế' cho vấn đề giải cứu nông sản

15:27 | 31/10/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, giải pháp trước mắt là vừa đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, vừa tăng cường xuất khẩu. Về lâu dài, ngành cần xúc tiến đầu tư chế biến sâu và xuất khẩu.
bo truong bo nnptnt bay ke cho van de giai cuu nong san Báo động đỏ tình trạng giải cứu nông sản

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV hôm 31/10, trả lời chất vấn liên quan đến vấn đề giải cứu nông sản thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay giải pháp trước mắt là vừa đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, vừa tăng cường xuất khẩu.

bo truong bo nnptnt bay ke cho van de giai cuu nong san
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường

“Kinh nghiệm ở Bắc Giang cho thấy với ba vạn ha vải, tỉnh này đã làm tốt việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu khẩu, tập trung xúc tiến đầu tư”, Bộ trưởng cho hay.

Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng cho rằng cần phải tập trung vào chế biến sâu kèm theo xuất khẩu nông sản. Bộ cùng và các viện nghiên cứu và doanh nghiệp phối hợp cùng bà con nông dân để cùng giải quyết khó khăn.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng chỉ ra những khó khăn trong việc đầu xúc tiến đầu tư nông nghiệp: “Một số doanh nghiệp muốn tham gia chế biến, xuất khẩu nông sản nhưng diện tích đất nông nghiệp còn khá phân tán”

Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, vừa qua Việt Nam đã có những bước cố gắng lớn. Chỉ tính riêng diện tích trồng rau đã đạt 1 triệu ha và trồng cây ăn quả đạt 800.000 ha. Một năm Việt Nam sản xuất 30 triệu rau và khoảng 15 triệu tấn quả, giá trị xuất khẩu khoảng 4,2 tỉ USD. Tuy nhiên, hiện nay số lượng hộ sản xuất nhỏ lẻ nhiều, khó quy hoạch vì vậy có thời điểm được mùa lại xảy ra tình trạng dư cung.

Vấn đề đất nông nghiệp phân tán là đề tài chính mà các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo Tham vấn các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam diễn ra hôm 30/10. Theo bà Trần Thị Thanh Nhàn, đại diện đến từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn, thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam rất manh mún và nhỏ lẻ, trung bình chỉ gần 0,07 ha/người, thấp hơn nhiều so với con số này là 0,27 ha/người ở Thái Lan.

“Mặc dù Việt Nam đã thực hiện tích tụ ruộng đất nhiều năm qua nhưng quá trình này diễn ra rất chậm. Hiện nay có tới hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp có diện tích dưới 0,5ha. Trong khi đó tại Thái Lan, 1,4 triệu mảnh ruộng quy mô trên 22 ha. Tại Trung Quốc, 8,82% diện tích có quy mô trên 3 ha/mảnh, 0,1% diện tích có quy mô 70 ha/mảnh”, bà Nhàn chia sẻ.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.