Hợp tác chuỗi liên kết sản phẩm - chìa khóa để nông sản Việt xuất khẩu
Việt Nam muốn xuất khẩu bắt buộc phải hợp tác trong chuỗi liên kết sản phẩm
Tại Hội thảo Chuỗi liên kết chăn nuôi an toàn và kết nối tiêu thụ sản phẩm diễn ra mới đây tại khuôn khổ Vietstock 2018, đại diện Công ty Cổ phần Hùng Nhơn chia sẻ, việc xây dựng và hình thành chuỗi giá trị cho các sản phẩm chăn nuôi hay hàng hóa cần phải được thực hiện liên tục và củng cố để nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng lên mức cao nhất.
Chuỗi giá trị sản phẩm phải đảm bảo từ khâu chăn nuôi, sản xuất, chế biến… cho đến cung ứng sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Trong đó, ông cho rằng, truy xuất nguồn gốc là công cụ để quản lý chuỗi; còn chuỗi giá trị hàng hóa được đo bởi các yếu tố như mức đầu tư thấp, giá thành cạnh tranh và thu lợi nhuận cao.
Ông nhấn mạnh, muốn ngành chăn nuôi phát triển được, phải tiến tới xuất khẩu, trong đó cần xây dựng các chuỗi liên kết và giá thành chăn nuôi ít nhất phải bằng giá trong khu vực, an toàn dịch bệnh.
Cách đây 10 năm trung bình chi phí chăn nuôi gà tại Thái Lan rẻ hơn 25 - 30% so với Việt Nam, heo và trứng cũng vậy. Đến nay một số trang trại Việt Nam đã áp dụng công nghệ chăn nuôi, đào tạo nhân lực, giảm các khâu trung gian để có được chi phí chăn nuôi cạnh tranh hơn.
Đứng trước nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm sạch như thịt heo, gà, trứng, sữa… Việt Nam đang xây chuỗi phát triển là xu hướng rất đúng, hiện nay rất nhiều công ty có các trại lớn và mô hình quốc tế đang trong xu hướng phát triển này.
“Việt Nam muốn xuất khẩu thì bắt buộc phải hợp tác trong chuỗi liên kết này để chứng minh được sản phẩm sạch và an toàn”, đại diện Công ty Hùng Nhơn nói.
Ông cũng cho rằng, người chăn nuôi phải có mô hình ổn định, chứng minh được sản phảm từ chuỗi liên kết là sản phẩm sạch, để người tiêu dùng không còn suy nghĩ đến việc phải sử dụng sản phẩm nhập khẩu.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi mới cho thấy những cải thiện rõ rệt của Chính phủ so với trước đây.
Tại Hùng Nhơn, Công ty hợp tác để xây chuỗi liên kết khép kín từ con giống, thức ăn, mô hình chăn nuôi và chế biến giết mổ, áp dụng chuẩn Global GAP và truy xuất nguồn gốc. Kết quả, Công ty có được lô thịt gà thương phẩm đầu tiên xuất khẩu vào Nhật Bản tháng 9/2017.
Lần đầu Việt Nam xuất thịt gà sang thị trường Nhật Bản. (Ảnh: TGTT) |
Đại diện công ty nhận định, việc hình thành chuỗi liên kết đã khó nhưng để duy trì và đổi mới còn khó hơn. Theo đó, vị chuyên gia này đưa ra hai điều kiện để duy trì hợp tác liên kết chuỗi giá trị.
Thứ nhất, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai; đồng thời hỗ trợ xây dựng, phát triển khung thể chế mới về liên kết chuỗi giá trị hàng hóa cũng như sản phẩm chủ lực địa phương.
Thứ hai, bản thân doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ chăn nuôi phải thay đổi tư duy, tích cực đổi mới, nắm bắt xu tế và đầu tư phát triển công nghệ để cải thiện sức cạnh tranh so với các nước khác. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với mô hình hợp tác mới như Hiệp hội sản xuất heo, gà, bò an toàn…
Ông cho biết thêm, The Heus có một lợi thế về chuỗi liên kết về heo với nhà máy giết mổ hiện đại nhất miền Bắc, cung cấp những sản phẩm thịt heo sạch và đang có dự định xuất khẩu, nhằm chuẩn bị khi thị trường Việt Nam gặp khó khăn thì có thể xuất khẩu để đảm bảo sự bền vững hơn.
Các chính sách hỗ trợ chuỗi liên kết
Nghị định 98/2018/NĐ-CP về khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp có chính sách hỗ trợ chủ trì liên kết 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết (tối đa là 300 triệu đồng); hỗ trợ dự án liên kết 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng công trình hạ tầng phục vụ liên kết với tổng mức hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng.
Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá ba vụ hoặc ba chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã. Hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dung quy trình kỹ thuật và quatn lý chất lượng theo chuỗi. Hỗ trợ phần vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết.
Năm 2014, Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Trong đó nhấn mạnh phương án tái cơ cấu theo chuỗi giá trị, ngành hàng gồm gồm tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến thị trường; các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, hiệp hội ngành hàng, hội; chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Những mô hình liên kết chăn nuôi thành công
Tại Hội thảo, TS. Võ Trọng Thành, đại diện Cục Chăn nuôi, giới thiệu nhiều mô hình liên kết chăn nuôi sản xuất – cung ứng sản phẩm. Đây được xem là một trong những bước tiến quan trọng của ngành chăn nuôi 10 năm qua (2008 – 2018).
Đối với mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân chăn nuôi, đơn cử các mô hình của những doanh nghiệp như Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam, Japfa Việt Nam, Tập đòa Dabaco, Emivest Việt Nam. Doanh nghiệp bao tiêu giống, thức ăn, thuốc thú ý kèm hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, sau đó, doanh nghiệp mua lại sản phẩm chăn nuôi là gà thịt, lợn thịt xuất chuồng.
Sơ đồ chuỗi thịt lợn của Dabaco tại Đồng bằng Sông Hồng. (Nguồn: Bộ NN&PTNT) |
Bên cạnh đó, còn có mô hình chuỗi trứng gà Ba Huân (TP HCM), CTCP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (TP HCM), CTCP Tiên Viên (Hà Nội)… hợp tác với nông dân sản xuất và cung ứng trứng gà đạt chuẩn và có thể truy nguồn gốc.
Mô hình chuỗi Công ty TNHH Phạm Tôn (TP HCM), chuỗi SanHaFoods (TP HCM), chuỗi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội) sản xuất và cung ứng gà thịt (sau giết mổ) đạt chuẩn và có thể truy xuất nguồn gốc.
Đới với chuỗi liên kết doanh nghiệp giết mổ - nông dân đại lý phân phối thực phẩm có mô hình nổi bật gồm chuỗi Vissan (TP HCM), VietGAP An Hạ (TP HCM), Anh Hào Phát (Đồng Nai), Hải Thịnh (Bắc Giang), Vinh Anh (Hà Nội). Doanh nghiệp giết mổ sẽ thu mua một phần hoặc toàn bộ heo thịt của nông dân để giết mổ và phân phối ra thị trường, bán lẻ qua các cửa hàng thực phẩm – siêu thị, bán cho khu công nghiệp, trường học…
Chuỗi liên kết doanh nghiệp – nông nghiệp chăn nuôi bò sữa có mô hình chuỗi giá trị Vinamilk, Mộc Châu… trong đó doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân chăn nuôi bò sữa để thu mua sữa, chế biến và phân phối ra thị trường.
Mô hình liên kết khép kín có chuỗi sản xuất – chế biến – phân phối khép kín của TH True Milk, Sagrifood. Tập đoàn gồm nhiều công ty con thực hiện các khâu từ chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa và phân phối ra thị trường.
Mô hình liên kết xuất khẩu gà thịt có chuỗi giá trị Hùng Nhơn – De Heus – Bel Gà - Koyu & Unitek. Trong đó, Bel Gà cung cấp giống, De Heus cung cấp thức ăn, Tập đoàn Hùng Nhơn, đại diện trang trại chăn nuôi gà; Koyu & Unitek thu mua, giết mổ và xuất khẩu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/