Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết tăng trưởng tín dụng đến tháng 9 đã ghi nhận mức khả quan 6,1% và dự kiến đến hết năm 2020, mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt khoảng 8 - 10%.
9 tháng đầu năm, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, tăng trưởng tín dụng toàn ngành duy trì ở mức thấp, 25% tổng dư nợ bị ảnh hưởng. Điểm sáng duy nhất là giá trị giao dịch thanh toán điện tử qua các kênh như điện thoại di động tăng vọt.
Sở Du lịch TP HCM đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành giảm 50% thuế TNDN, chậm nộp thuế GTGT năm 2020 trong khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng, hỗ trợ vay 50% tiền kí quĩ.. nếu dịch COVID-19 được kiểm soát trong tháng 9 tới.
Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành từ ngày 13/5, nhiều doanh nghiệp cho rằng, động thái này của NHNN giúp doanh nghiệp tiếp cận được lãi suất ưu đãi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Về gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỉ đồng, Thủ tướng nhấn mạnh không được để tình trạng "nơi nào quen biết thì cho hưởng mức thấp, nơi nào không quen biết thì để như cũ".
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng hiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại vẫn tốt, lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp. Bơm tiền ra lúc này, nền kinh tế cũng không thể hấp thụ được, cho nên cách hỗ trợ hiện tại là rất tốt.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đang nghiên cứu, trong thời gian ngắn tới sẽ điều chỉnh lãi suất điều hành bao gồm tái cấp vốn, tái chiết khấu, OMO.
Ông Bill Nelson, Kinh tế trưởng tại Viện Chính sách Ngân hàng đồng thời là cựu thành viên của Fed, cho rằng cuộc giải cứu của các NHTW thế giới sẽ diễn ra sớm, dự kiến vào ngày 4/3 với mức điều chỉnh của Fed có thể lên tới 0,5 điểm %.
Cùng với các biện pháp xem xét gia hạn nợ, cơ cấu nợ, không áp dụng lãi phạt…, TPBank còn triển khai các gói cho vay ưu đãi lên tới 3.000 tỉ đồng với lãi suất giảm từ 1% tới 1,5% so với biểu lãi suất hiện hành đối với doanh nghiệp.
Ngân hàng trung ương Australia (RBA) sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tạo việc làm và đạt các mục tiêu lạm phát. Đây là nội dung quan trọng trong biên bản cuộc họp chính sách tháng 11 của RBA, vừa công bố hôm thứ Ba.
Trong ngày thứ Ba (1/10), Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) hạ lãi suất chuẩn 25 điểm cơ bản xuống mức thấp kỉ lục 0,75% với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế. Đây là lần giảm lãi suất thứ ba kể từ tháng 6/2019, Nikkei Asian Review đưa tin.
Trong ngày thứ Năm (26/9), Ngân hàng Trung ương Philippines quyết định giảm lãi suất lần thứ ba trong năm 2019 khi phải đối mặt với tình trạng lạm phát suy giảm và nền kinh tế giảm tốc, theo Nikkei Asian Review.
Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) sẽ đánh giá diễn biến nội địa và trên toàn cầu, bao gồm cả tình hình của thị trường lao động của Australia, trước khi quyết định hạ lãi suất thêm, biên bản họp tháng 9/2019 của RBA cho thấy.
Trong tháng 8, đã có 19 nước trong đó bao gồm 3 nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Philippines và Indonesia đã thực hiện giảm lãi suất cơ bản với mức giảm là 25 điểm.
SSI Research nhận định áp lực mới lên tỷ giá từ ảnh hưởng của thị trường quốc tế và tăng trưởng chậm chạp của mảng tiền gửi khiến cho kì vọng về một đợt giảm lãi suất diện rộng để hỗ trợ tăng trưởng khó trở thành hiện thực.