Nếu không có vốn, doanh nhân nội thất chỉ nên mang hình ảnh sản phẩm để tiếp cận khách hàng. Khi khách hàng đồng ý mua, họ sẽ thuê xưởng để chế tạo sản phẩm.
|
Tốt nghiệp đại học, chàng cử nhân mỹ thuật Kim Văn Phòng từng có ý định gắn bó với nghề dạy vẽ, nhưng niềm đam mê đối với nội thất đã thôi thúc anh rời bục giảng để dấn thân vào con đường kinh doanh. Hiện tại, anh là người sáng lập kiêm giám đốc Công ty Kiến trúc nội thất Nine Plus Việt Nam. Khi đã có chỗ đứng trên thương trường, Phòng đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý để chia sẻ với những người muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực nội thất. |
|
Chàng giám đốc trẻ nói rằng, trước đây mua đồ nội thất đóng sẵn là thói quen phổ biến, nhưng ngày nay một bộ phận khách hàng chuộng "sản phẩm may đo" - nghĩa là gia chủ yêu cầu nhà cung cấp đo đạc và thiết kế đồ nội thất theo ý muốn của họ.
|
|
Những người mua chung cư, biệt thự, nhà liền kề luôn muốn nội thất trong nhà có vẻ đẹp tổng thể. Đối tượng khách hàng này đang có xu hướng tăng trong bối cảnh kinh tế phát triển, đời sống của người dân nâng cao. |
|
Những người mới gia nhập ngành nên tìm một thị trường ngách, Kim Văn Phòng nhận định. "Một số nhà sản xuất chuyên phục vụ các cửa hàng, một số người hướng tới các ngôi biệt thự hay văn phòng làm việc, trong khi nhiều cơ sở chỉ quan tâm tới nhà dân", Phòng nói. |
|
Những quán cà phê là một thị trường ngách đầy tiềm năng trong lĩnh vực đồ nội thất. |
|
Tìm hiểu các điểm mạnh, những chiến lược hay của các đối thủ cạnh tranh rồi áp dụng cho bản thân cũng là một giải pháp hiệu quả mà không tốn chi phí của doanh nhân. |
|
Cải tiến các chiến lược, giải pháp của đối thủ cho phù hợp với điều kiện của bản thân cũng là một hướng hay. "Đương nhiên, các bạn cũng nên tìm hiểu giá sản phẩm của các đối thủ để có thể điều chỉnh giá cho phù hợp", Phòng nhấn mạnh. |
|
Nếu không có xưởng sản xuất, doanh nhân nên tìm những xưởng sản xuất uy tín để đặt họ thiết kế và chế tạo sản phẩm. Ngoài ra, doanh nhân phải tối ưu dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo để họ hài lòng. |
|
Khi khách hàng hài lòng với nội thất, họ sẽ khoe với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Đó chính là những khách hàng tiềm năng mà họ có thể giới thiệu cho bạn. Nếu họ thực sự đánh giá cao bạn, họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn cho những người khác, vô tình trở thàn người tiếp thị sản phẩm cho bạn", Phòng khẳng định. |
|
Với những người không có vốn, Phòng khuyên họ cầm những tấm ảnh về sản phẩm (kể cả ảnh sản phẩm của đối thủ) để tiếp cận khách hàng và tư vấn. Mục tiêu chủ yếu của quá trình tiếp cận là khơi gợi nhu cầu của khách hàng tiềm năng để họ đồng ý ký hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng, doanh nhân tìm một xưởng uy tín để đặt họ đóng sản phẩm. "Làm theo cách ấy, bạn chỉ cần có kỹ năng bán hàng, không cần vốn", Phòng bình luận. |
|
Sau khi hoàn thành hợp đồng với khách đầu tiên, doanh nhân sẽ có vốn đề tiếp tục thực hiện hợp đồng thứ hai. Cứ thế, số vốn của họ sẽ lớn dần để một ngày nào đó, họ có thể mở xưởng riêng. |
|
Trong lĩnh vực nội thất, doanh nhân nên liên kết với các chủ đầu tư bất động sản, ban quản lý chung cư, chuyên viên môi giới nhà đất để thu thập thông tin về khách hàng hay nhờ họ tiếp thị sản phẩm và chia tiền hoa hồng. Bằng cách đó, doanh nhân không phải tốn chi phí để xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng hay thực hiện các chiến dịch tiếp thị tốn kém. |
Kim Cương
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
Link bài gốc
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/giam-doc-nine-plus-tiet-lo-bi-kip-kinh-doanh-do-noi-that-khong-can-von-4250174.htm