|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giám đốc Kinh doanh VNDirect: ‘Chứng khoán năm Hợi, khó nằm đợi mà ăn’

07:30 | 14/02/2019
Chia sẻ
Mở đầu năm Kỷ Hợi một cách thuận lợi, thị trường chứng khoán Việt Nam có chuỗi phiên tăng điểm ba phiên liên tiếp. Cụ thể, VN-Index tăng 2,07% lên 945,25 điểm, HNX -Index tăng 1,28% lên 106,49 điểm, bên cạnh đó, UPCoM -Index tăng 0,33% lên 55,8 điểm.

Việc khởi đầu thuận lợi được xem như một tín hiệu tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm Kỷ Hợi. Để có một góc nhìn tổng quan hơn về nhận định thị trường chứng khoán năm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Kinh doanh CTCP Chứng khoán VNDirect, Giám đốc Công ty Biên An Toàn.

giam doc kinh doanh vndirect chung khoan nam hoi kho nam doi ma an
Ông Huỳnh Minh Tuấn. Ảnh: Alex

Sau kì nghỉ lễ dài thị trường sẽ ấm hơn và tích cực hơn là dự đoán của tôi. Câu chuyện trọng yếu nằm ở vấn đề vĩ mô toàn cầu và nội tại trong nước. Nếu ở góc độ bên ngoài, tôi thấy rằng các tác động tích cực từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng như dịu giọng của tổng thống Trump trong vấn đề chiến tranh thương mại sẽ mang lại tích cực cho các thị trường mới nổi và cận biên. Bằng chứng rõ ràng là dòng vốn ngoại đã quay lại thị trường Việt Nam khá mạnh với thống kê hơn 1.700 tỉ đồng được giải ngân ròng trong tháng 1, ông Huỳnh Minh Tuấn nhận định.

Ngoài ra, câu chuyện hấp dẫn về định giá cũng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút vốn, khi Việt Nam đang là thị trường rẻ thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Thái Lan) cũng là một điểm tích cực.

Ông Huỳnh Minh Tuấn cho rằng việc thị trường chứng khoán toàn cầu chiết khấu quá nhanh và mạnh các rủi ro dự phóng trong tương lai gần đã tạo nên dư địa cho chứng khoán năm Kỷ Hợi khá rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc các tác nhân trọng yếu gây ra cuộc điều chỉnh lớn (big correction) trước đó nếu được thống nhất lại sẽ tạo hiệu ứng nghịch đảo tích cực cho thị trường toàn cầu.

Ở góc độ nội tại thì việc Chính phủ tiếp tục giữ ổn định vĩ mô (tỷ giá, lãi suất) cũng như các động tác thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn một cách quyết liệt hơn sẽ là tác nhân hút dòng tiền lớn cho thị trường. Trường hợp thoái vốn tại Vinaconex vẫn là một điểm nhấn cho chu trình này trong năm 2019.

Năm 2018, chúng ta đã kể một câu chuyện riêng đầy hấp dẫn cho dòng vốn toàn cầu khi duy trì GDP cao cũng như hiệu ứng đảo nghịch dòng vốn là không có (khối ngoại vẫn mua ròng gần 2 tỷ USD). Đây là một bàn đạp hấp dẫn cho năm Kỷ Hợi nếu tiếp tục duy trì những lợi thế hiện tại và nâng cấp,

Bên cạnh đó, câu chuyện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã chính thức nâng tầm vị thế Việt Nam trên bình diện khu vực và quốc tế. Ngoài yếu tố chính trị trọng yếu thì các yếu tố kéo theo và tác động lan toả như du lịch, đầu tư (điểm đến an toàn)… sẽ là động lực đẩy cho nền kinh tế trong năm Kỷ Hợi. Quan trọng là sự tận dụng và thúc đẩy từ phía Chính phủ.

Ớ góc độ rủi ro, rõ ràng góc nhìn về một đợt suy giảm tăng trưởng toàn cầu là không cần phải bàn cãi. Câu chuyện “hạ cánh cứng” từ nền kinh tế số hai thế giới là Trung Quốc cũng như các vấn đề bảo hộ thương mại hay xung đột khu vực vẫn phủ bóng mây u ám lên nền kinh tế toàn cầu và dĩ nhiên Việt Nam khó tránh hỏi tác động chung này.

giam doc kinh doanh vndirect chung khoan nam hoi kho nam doi ma an
Chứng khoán năm Hợi, khó nằm đợi mà ăn. Ảnh minh họa

Bức tranh tổng thể trong năm nay, theo ông Huỳnh Minh Tuấn: “Tôi nghiêng về một năm tích cực của thị trường nhưng phần thưởng không dành cho số đông, mọi biến số đã ko còn bất ngờ, các câu chuyện đã từng hấp dẫn (chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, vật liệu xây dựng…) gần như đã chiết khấu toàn bộ vào thị trường. Nên câu chuyện tìm kiếm lợi nhuận, tôi cho rằng nhà đầu tư có thể dịch chuyển hướng theo những gợi ý sau”:

Thứ nhất, đón đầu sự thay đổi khẩu vị của các nhà đầu tư lớn (big fund – Quỹ lớn, bất động sản). Đây là một chiến thuật hợp lý trong bối cảnh năm Kỷ Hợi, khi sự cơ cấu, dịch chuyển khẩu vị của các ‘cá mập’ này, nếu nắm bắt được nhà đầu tư sẽ có những khoản lợi nhuận tốt.

Thứ hai, đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu (capital flight), sự dịch chuyển này sẽ giúp các ngành trọng yếu phục vụ cho nó được hưởng lợi như khu công nghiệp, sản xuất tập trung và thế mạnh của Việt nam, đất động du lịch biển nghỉ dưỡng… Từ đó, nhà đầu tư tìm ra các công ty trên sàn hoặc ngoài sàn để rót vốn vào

Thứ ba, thoái vốn tư nhân hoá triệt để (Nhà ước không còn nắm tỷ lệ chi phối hoặc thoái hoàn toàn) vẫn là một trong những chủ đề hấp dẫn để định hướng đầu tư. Tuy nhiên, câu chuyện phản ánh của thị trường là khá nhanh nên mức độ sinh lời sẽ khó hấp dẫn bằng hai mảng trên.

Xem thêm

Hoàng Linh

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.