|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 26/6: Dứt tăng, rời đỉnh 6 năm trên thị trường thế giới, giá vàng SJC giảm đến 600.000 đồng/lượng

07:12 | 26/06/2019
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay (26/6) quay đầu giảm trở lại khoảng 250.000 - 600.000 đồng/lượng tại các hệ thống của hàng được khảo sát vào lúc 8h45 sau khi tăng mạnh trong suốt phiên giao dịch hôm qua.

Giá vàng hôm nay quay đầu giảm mạnh đến 600.000 đồng/lượng

Giá vàng SJC hôm nay (26/6) quay đầu giảm trở lại khoảng 250.000 - 600.000 đồng/lượng tại các hệ thống của hàng được khảo sát vào lúc 8h45 sau khi tăng mạnh trong suốt phiên giao dịch hôm qua.

Cụ thể, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji, giá vàng SJC điều chỉnh cùng giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, còn chiều bán ra giảm lần lượt 300.000 đồng/lượng và 350.000 đồng/lượng.

Tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC sáng nay giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào của cả hai chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn, trong khi đó, chiều bán ra giảm lần lượt là 250.000 đồng/lượng và 600.000 đồng/lượng.

Còn tai Tập đoàn Phú Quý, giá vàng SJC ghi nhận mức giảm 400.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 450.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá chốt phiên chiều qua.

Hiện giá trần mua vào của vàng miếng SJC là 39,00 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC lên 39,40 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang SJC cũng quay đầu giảm mạnh trong sáng nay. Cụ thể vàng nữ trang SJC loại 24K giảm 250.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K và loại 14K giảm lần lượt 187.000 đồng/lượng và 145.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.

26

Giá vàng tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45 (Tổng hợp: Như Huỳnh)

266

Ảnh minh họa

Giá vàng giảm sau khi chạm đỉnh 6 năm

Giá vàng đã rút khỏi mức cao nhất 6 năm vào thứ Ba (25/6) sau khi các ý kiến từ giới quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm giảm kì vọng ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất xuống 0,5 điểm % vào tháng tới.

Giá vàng giao ngay giảm 0,34% xuống còn 1.418,10 USD/ounce, theo Kitco; giá vàng giao tháng 8 tăng 0,22% lên 1.421,95 USD/ounce, ghi nhận vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam).

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương Mỹ được cách li khỏi những áp lực chính trị ngắn hạn tại thời điểm các nhà hoạch định chính sách gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định có nên giảm lãi suất hay không.

Các bình luận được đưa ra sau khi Chủ tịch Fed tại St. Louis James Bullard nói rằng ông không nghĩ ngân hàng trung ương Mỹ cần phải giảm lãi suất 0,5 điểm % tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 7.

Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cao cấp tại RJO Futures, nhận định toàn bộ sự tăng giá của vàng đều được hỗ trợ bởi tín hiệu giảm lãi suất của Fed trong cuộc họp Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) vừa qua.

Hiện tại, các ý kiến của ông Bullard và ông Powell đang đi ngược lại với các tín hiệu đó và mong muốn của ông Trump. Có khả năng giá vàng có thể tiếp tục giảm cho đến cuộc họp G20.

Các tin tức trên đã thúc đẩy đồng USD và gây áp lực lên vàng, khiến giá vàng suy yếu, mặc dù trong phiên trước đó, kim loại quí đã tăng hơn 1% trước sự kì vọng về việc Fed nới lỏng tiền tệ.

Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. Giá vàng đã tăng gần 100 USD kể từ tuyên bố của Fed vào tuần trước gợi ý về việc nới lỏng chính sách.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Giới đầu tư cũng theo dõi các tín hiệu về đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh tại hội nghị G20.

Cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với vàng, lượng vàng nắm giữ tại SPDR Gold Trust, quĩ ETF lớn nhất thế giới, đã tăng 0,37% vào thứ Hai (24/6), sau khi công bố mức tăng phần trăm lớn nhất của họ trong gần 11 năm hôm 21/6.

Trong số các kim loại quí khác, giá bạch kim giảm 0,71% xuống 804,25 USD/ounce, trong khi giá bạc giảm 0,5% xuống 15,36 USD.

Giá palladium giảm 0,5% xuống còn 1.527,01 sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 26/3 ở mức 1.551 trong phiên trước đó, theo Reuters.

Dương Dương - Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.