|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 1/10: Biến động trái chiều, xuất khẩu hồ tiêu cán mốc 1 tỷ USD

06:49 | 01/10/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay ngày 1/10 ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/kg tại Bình Phước, nhưng tăng 500 – 1.000 đồng/kg tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm thu về 1 tỷ USD dù sản lượng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Giá tiêu hôm nay biến động trái chiều tại các địa phương sản xuất trọng điểm ở khu vực Tây Nguyên và Đông NamBộ, dao động trong khoảng 148.000 – 149.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu tăng mạnh 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua, lên mức 149.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất đang được ghi nhận trên thị trường.

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu được các đại lý điều chỉnh tăng 500 đồng/kg, lên 148.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá tiêu tại tỉnh Bình Phước quay đầu giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 148.000 đồng/kg.

Còn tại các địa phương khác như Gia Lai, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, giá tiêu đi ngang ở mức 148.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua ngày 1/10

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

148.500

+500

Gia Lai

148.000

-

Đắk Nông

149.000

+1.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

148.000

-

Bình Phước

149.000

-1.000

Đồng Nai

148.000

-

 

Trên thị trường thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu đen Lampung của Indonesia được niêm yết ở mức 6.939 USD/tấn, giảm nhẹ 3 USD/tấn so với ngày trước đó.

Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching Malaysia điều chỉnh tăng 100 USD/tấn, lên mức 8.900 USD/tấn.

Tại Brazil, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 không đổi ở mức 6.750 USD/tấn. Tương tự, giá chào bán tiêu đen 500 g/l và 550 g/l của Việt Nam giữ đi ngang ở mức 6.800 USD/tấn và 7.100 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 30/9 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi  so với hôm trước

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

6.939

-0,04

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.750

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.900

+1,12

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.800

0

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

7.100

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia giảm 152 USD/tấn (-1,64%) đạt 9.278 USD/tấn.

Ngược lại, giá tiêu trắng Malaysia ASTA tăng 200 USD/tấn so với phiên giao dịch trước, lên mức 11.400 USD/tấn.

Giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam không có biến động nào mới, được giao dịch ở mức 10.150 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 30/9 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi  so với hôm trước

Tiêu trắng Muntok Indonesia

9.278

-1,64

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.200

0

Tiêu trắng Việt Nam

10.150

0

Theo số liệu ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 20 nghìn tấn hồ tiêu, tương đương trị giá 125 triệu USD, tăng 3% về lượng và 6,9% về trị giá so với tháng trước, đồng thời tăng 10,4% về lượng và 84,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế đến hết tháng 9, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 203 nghìn tấn với trị giá thu về 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng lại tăng đến 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá tăng cao.

Chỉ riêng trong tháng 9 vừa qua, giá tiêu xuất khẩu bình quân ước đạt 6.239 USD/tấn, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng tới 67,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong 8 năm qua.

Bình quân 9 tháng đầu năm, giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 4.941 USD/tấn, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Trên thị trường quốc tế, trong một vài tuần gần đây, giá tiêu đen từ Việt Nam ít biến động. Trong khi giá tiêu từ Indonesia và Brazil có xu hướng giảm nhẹ, do mùa vụ mới đang diễn ra tại hai nước này.

Sản lượng tiêu của Brazil năm nay có khả năng sẽ thấp hơn dự kiến ​​ban đầu do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tiêu cực đến mùa vụ.

Hồ tiêu cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các cây trồng có điều kiện canh tác tương tự nhưng mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nông dân.

Một trong những loại cây trồng cạnh tranh như vậy là cà phê. Sản lượng của cây trồng này cũng đang chịu áp lực khi các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ tăng có thể làm giảm 50% diện tích thích hợp để trồng cà phê. Do đó, việc người nông dân chặt bỏ hồ tiêu để trồng cà phê hoàn toàn có thể xảy ra trong thời gian tới.

Hoàng Hiệp