Công ty Thương mại Quốc tế Sunwah (Trung Quốc) cho rằng Thái Lan và Malaysia xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào Trung Quốc sớm hơn Việt Nam, nền tảng sản xuất, đóng gói và thương hiệu cũng mạnh hơn. Đây sẽ là cản trở với sầu riêng Việt Nam.
Dư địa thị trường xuất khẩu dành cho sản phẩm rau quả của Việt Nam còn rất lớn, trải rộng từ châu Á sang châu Âu, Trung Đông đến Bắc Phi và cả Mỹ. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn của hầu hết thị trường ngày càng cao.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt thêm 230 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc, nâng tổng số lên 343 mã vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng.
Cục Trồng trọt cảnh báo việc tăng diện tích trồng sầu riêng một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát có thể dẫn đến hậu quả khó lường như cung vượt quá cầu, dư thừa, dội chợ…
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 sẽ đạt 4 tỷ USD, tăng 20% so với năm ngoái và phần tăng thêm này hoàn toàn khả thi nếu xuất khẩu sầu riêng đạt mục tiêu 1 tỷ USD.
Bà Phan Thị Trà My, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho biết một trái sầu riêng gai đen của Malaysia có thể bán với giá 1.000 USD/trái, trong khi hàng Việt chỉ khoảng 200.000 đồng/kg vì chưa có thương hiệu.
Các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng 2023 sẽ là năm bùng nổ của ngành rau quả khi thị trường Trung Quốc nới lỏng Zero COVID, nhu cầu tăng cao, nhiều loại trái cây được cấp "visa" xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản...
Quy định hiện hành không quy hoạch diện tích với bất cứ loại cây trồng nào, tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đều cảnh báo nếu người dân ồ ạt mở rộng diện tích sầu riêng mà không tìm hiểu về quy định thị trường Trung Quốc, chúng ta có thể sẽ phải giải cứu trong tương lai.
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã nhận được phản ánh, một số cá nhân nhận ủy quyền làm thủ tục xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc có dấu hiệu gian lận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Hiện, UBND tỉnh Lạng Sơn đang chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra vụ việc.
Ngay trong tháng đầu tiên được mở cửa, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1.300 tấn sầu riêng sang thị Trung Quốc với giá trị lên đến 6 triệu USD. Hiện giá sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc đang khá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.
Trong vòng hai tuần, từ 11/10 đến nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã thông quan được gần 70 tấn sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, Thái Lan đã tăng cường kiểm tra chất lượng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời nâng tỷ lệ chín của sầu riêng để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng với thị hiếu người tiêu dùng.
Lô hàng khoảng 72 tấn sầu riêng của Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Long Thủy. Đây là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được cấp 1 mã số vùng trồng và 1 mã số cơ sở đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Ông Lâm Long Đức, Tổng giám đốc Công ty TNHH Cung ứng toàn cầu Việt Hải (Tô Châu) cho biết doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch thu mua 1 triệu trái sầu riêng của Việt Nam.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, lô hàng đầu tiên này có khoảng 20 container sầu riêng sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc sau hơn 2 tháng kể từ khi ký kết nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
VN-Index đã giảm hơn 13 điểm trong phiên 15/11, nâng mức giảm cả tuần lên hơn 41 điểm. Trong phiên, khối ngoài bán ròng mạnh hơn 1.300 tỷ đồng trên HOSE.