Việc Trung Quốc bắt đầu trồng được sầu riêng được đánh giá là không quá đáng ngại, ít nhất là thời điểm hiện tại bởi sản lượng vẫn thấp trong khi chất lượng không cao.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết ba nguyên nhân chính khiến xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh trong tháng 4 gồm nguồn cung thiếu hụt do thời điểm chuyển giao giữa chính vụ và trái vụ; một số vùng trồng hết hạn ngạch xuất khẩu; một số lô hàng không đạt chất lượng nên bị trả lại.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết giá trị xuất khẩu trái sầu riêng đạt 190,5 triệu USD, tăng 573% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 84% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này.
Tính đến ngày 30/5, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch 60.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc. Dự kiến, Trung Quốc sẽ nhập thêm 20.000 tấn sầu riêng trong tháng 6, nâng tổng sản lượng nửa đầu năm 2023 lên 80.000 tấn.
Hiện Việt Nam đã vào cao điểm thu hoạch của một số loại trái cây, đặc biệt là vải và nhãn. Lượng xe hàng được đưa lên cửa khẩu biên giới để xuất khẩu, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn gia tăng đáng kể, gây áp lực cho hạ tầng của cửa khẩu.
Theo trang South China Morning Post, Hải Nam đã sẵn sàng cho vụ thu hoạch sầu riêng đầu tiên trong năm nay, với khoảng 2.411 tấn sầu riêng dự kiến sẽ được bán vào tháng tới
Mặc dù mới được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc từ tháng 9 năm ngoái nhưng đến nay sầu riêng Việt Nam đã nắm giữ 30% thị phần tại thị trường này. Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc có thể giúp sầu riêng mang về 1 tỷ USD trong năm nay
Nông dân trên địa bàn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất của tỉnh đang vào vụ thu hoạch rộ. Đầu vụ giá cao, đến nay tuy đã giảm nhẹ nhưng nhà vườn vẫn đảm bảo lợi nhuận khá cao.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết 2 tháng đầu năm, sầu riêng là loại trái cây có trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhất, đạt 57 triệu USD, gấp gần 4 lần cùng kỳ và chiếm 15,1% kim ngạch xuất khẩu trái cây.
Diện tích sầu riêng đang tăng nhanh, vượt qua số diện tích của tỉnh trong quy hoạch của các địa phương. Do đó, xác định vùng chuyển đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ đang là vấn đề mấu chốt hiện nay.
Cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc ngày càng khốc liệt khi Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia... cùng tham gia. Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt không nên gò ép về số lượng, mà phải ưu tiên số 1 cho chất lượng và thương hiệu.
Công ty Thương mại Quốc tế Sunwah (Trung Quốc) cho rằng Thái Lan và Malaysia xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào Trung Quốc sớm hơn Việt Nam, nền tảng sản xuất, đóng gói và thương hiệu cũng mạnh hơn. Đây sẽ là cản trở với sầu riêng Việt Nam.
Dư địa thị trường xuất khẩu dành cho sản phẩm rau quả của Việt Nam còn rất lớn, trải rộng từ châu Á sang châu Âu, Trung Đông đến Bắc Phi và cả Mỹ. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn của hầu hết thị trường ngày càng cao.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt thêm 230 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc, nâng tổng số lên 343 mã vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.