|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 31/1: Phân lân và kali tiếp tục đi ngang

08:35 | 31/01/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (31/1) hiện chưa có điều chỉnh mới tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên và miền Bắc. Trong đó, phân DAP Con ó Pháp đang có giá cao nhất tại miền Đông Nam Bộ - Tây Nguyên là 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 1/2

Ghi nhận hôm nay (31/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên đồng loạt chững lại.

Cụ thể, phân lân Lâm Thao đang được bán ra với mức giá 230.000 - 280.000 đồng/bao và phân urê Phú Mỹ, Cà Mau có giá dao động trong khoảng 550.000 - 610.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân kali bột Cà Mau và Phú Mỹ vẫn duy trì trong khoảng 690.000 - 750.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, hai loại Cà Mau, Phú Mỹ tiếp tục giữ nguyên giá ở mức 750.000 - 800.000 đồng/bao và loại Đầu Trâu ở mức 830.000 - 850.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 20 - 20 - 15 TE Bình Điền và phân DAP con ó Pháp cũng ổn định tại mức tương ứng là 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao và 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN

Tên loại

Ngày 31/1

Ngày 29/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

570.000 - 610.000

570.000 - 610.000

-

Phú Mỹ

550.000 - 600.000

550.000 - 600.000

-

Phân DAP

Con á Pháp

1.000.000 - 1.110.000

1.000.000 - 1.110.000

-

Phân kali bột

Cà Mau

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Đầu Trâu

830.000 - 850.000

830.000 - 850.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15 TE

Bình Điền

1.050.000 - 1.090.000

1.050.000 - 1.090.000

-

Phân lân

Lâm Thao

230.000 - 280.000

230.000 - 280.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Bắc

Theo khảo sát, giá phân bón tại khu vực miền Bắc vào sáng hôm nay hiện chưa có điều chỉnh mới so với ngày 29/1.

Theo đó, giá bán của phân Supe lân Lâm Thao vẫn duy trì trong khoảng 270.000 - 300.000 đồng/bao. Đây cũng là mức giá thấp nhất tại thời điểm khảo sát.

Tương tự, phân urê Hà Bắc có giá giữ nguyên trong khoảng 530.000 - 570.000 đồng/bao và Phú Mỹ khoảng 540.000 - 580.000 đồng/bao.

Song song đó, mức giá áp dụng cho phân kali bột Canada và Hà Anh là 680.000 - 700.000 đồng/bao, không có thay đổi so với mức được ghi nhận trước đó.

Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8, Việt Nhật, Phú Mỹ đi ngang trong khoảng 800.000 - 820.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 + TE Việt Nhật, giá bán vẫn niêm yết trong khoảng 880.000 - 900.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC MIỀN BẮC

Tên loại

Ngày 31/1

Ngày 29/1

Thay đổi

Phân urê

Hà Bắc

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Phú Mỹ

540.000 - 580.000

540.000 - 580.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE

Việt Nhật

880.000 - 900.000

880.000 - 900.000

-

Phân Supe lân

Lâm Thao

270.000 - 300.000

270.000 - 300.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Việt Nhật

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phú Mỹ

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phân kali bột

Canada

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Hà Anh

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Phân bón Cà Mau được chấp thuận đầu tư nhà máy mới tại Bình Định

Theo Tạp chí điện tử Petrotimes, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa có công văn chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận Phân bón Cà Mau làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Cà Mau - cơ sở Bình Định.

Dự án trên có diện tích gần 3 ha, tại Khu công nghiệp Long Mỹ, TP. Quy Nhơn, với tổng vốn đầu tư hơn 119 tỷ đồng. Trong đó, 100% vốn đầu tư sẽ đến từ PVCFC. PVCFC sẽ triển khai dự án ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2025.

Nhà máy này sẽ sản xuất, phối trộn các loại phân bón NPK+TE, công suất khoảng 50.000 tấn/năm; đóng gói các loại phân bón với công suất khoảng 50.000 tấn/ năm; lưu trữ, kinh doanh các loại phân bón, nguyên vật liệu sản phẩm phân bón khoảng 150.000 tấn/năm. Đây là động thái mới nhất của PVCFC trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vừa qua, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 10/1, ban lãnh đạo PVCFC cho biết, công ty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng trong năm 2024. Trong đó, khoảng 600 tỷ đồng được dùng để mua lại Nhà máy Phân bón Hàn - Việt (KVF). Dự án này sẽ giúp nâng gấp đôi tổng công suất sản xuất NPK của Phân bón Cà Mau lên mức 660.000 tấn/năm.

Khoảng 900 tỷ đồng vốn đầu tư còn lại sẽ được Phân bón Cà Mau dùng để thực hiện loạt dự án lớn, bao gồm: việc phát triển hạ tầng kho bãi tại một số vùng miền để gia tăng khả năng tích trữ nguyên liệu và hàng hóa nhằm gia tăng lợi thế kinh doanh; Dự án thu hồi CO2 để chế biến thành CO2 thực phẩm; Dự án sản xuất khí công nghiệp tại nhà máy hiện hữu; đầu tư hệ thống xuất hàng xá để tiết kiệm chi phí bốc dỡ, bao bì khi thực hiện xuất khẩu…

Ban lãnh đạo PVCFC nhận định: “Công ty đang trong thời điểm thuận lợi để thực hiện công tác đầu tư, mở rộng sản xuất, hoàn thiện hệ thống tồn trữ và phân phối, đảm bảo nguồn hàng luôn sẵn sàng và kịp thời ở các thị trường trọng điểm. Việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả và tạo lợi thế để công ty phát triển bền vững trong thời gian tới”.

Ảnh: Bình An

Bình An

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.