|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 31/1: Tiếp tục tăng, chạm ngưỡng 79.000 đồng/kg

06:00 | 31/01/2024
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (31/1) tại thị trường trong nước tiếp tục tăng, với mức điều chỉnh cao nhất là 900 đồng/kg. Theo đó, mức giá thấp nhất được ghi nhận là 78.000 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 1/2

Theo khảo sát vào lúc 6h40, giá cà phê hôm nay tăng 800 - 900 đồng/kg.

Theo đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 78.000 - 79.000 đồng/kg.

Chi tiết như sau, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 78.000 đồng/kg, tiếp đến là tỉnh Gia Lai và với mức giá 78.600 đồng/kg, cùng tăng 800 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, mức giá được ghi nhận là 78.700 đồng/kg và 79.000 đồng/kg, ứng với mức tăng 900 đồng/kg.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

78.700

+900

Lâm Đồng

78.000

+800

Gia Lai

78.600

+800

Đắk Nông

79.000

+900

Tỷ giá USD/VND

24.205

0

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2024 được ghi nhận tại mức 3.336 USD/tấn sau khi tăng 1,86% (tương đương 61 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 tại New York ở mức 194 US cent/pound sau khi tăng 2,51% (tương đương 4,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Bình An

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sau khi giảm vào niên vụ trước, thương mại cà phê toàn cầu đang cho thấy xu hướng tăng trở lại.

Số liệu của ICO cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 10,6 triệu bao trong tháng 11/2023, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2022. Đưa tổng xuất khẩu trong 2 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10 và tháng 11/2023) lên 20,2 triệu bao, tăng 3,1% so với niên vụ trước.

Xét về tỷ trọng, cà phê nhân xanh chiếm tới 92% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 11 với 9,8 triệu bao, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 2 tháng đầu niên vụ 2023-2024, xuất khẩu cà phê nhân xanh tăng 3,9% lên 18,4 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica Colombia đã tăng tới 34% lên 1,15 triệu bao trong tháng 11. Chủ yếu do Colombia, quốc gia xuất khẩu chính của nhóm cà phê này ghi nhận mức tăng 35,6%.

Với kết quả này, xuất khẩu nhóm cà phê arabica Colombia đã tăng 18,7% trong 2 tháng đầu niên vụ 2023-2024 lên 2,1 triệu bao.

Trong tháng 11, xuất khẩu của nhóm arabica khác cũng tăng mạnh 17,9% lên 1,3 triệu bao. Mức tăng trưởng hai con số này phần lớn đến từ Peru, khi xuất khẩu cà phê của nước này tăng tới 60,1% lên 0,6 triệu bao, sau khi tăng 28,9% trong tháng 10.

Các điều kiện sản xuất tại Peru đã trở lại bình thường trong niên vụ 2023-2024 sau khi giảm mạnh vào niên vụ trước. Như vậy, xuất khẩu nhóm cà phê arabica khác đã tăng 9,2% trong 2 tháng đầu niên vụ cà phê 2023-2024 lên hơn 2,7 triệu bao.

Ngoài ra, xuất khẩu nhóm cà phê arabica Brazil tăng 1,6% lên 3,6 triệu bao trong tháng 11 và tăng 4% sau 2 tháng đầu tiên của niên vụ 2023-2024, đạt hơn 7,3 triệu bao. Brazil, nước xuất khẩu chính của nhóm cà phê này đã bán ra 3,2 triệu bao trong tháng 11, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tương tự, xuất khẩu robusta tăng 4% lên 3,7 triệu bao trong tháng 11. Đây là khối lượng xuất khẩu trong tháng 11 lớn nhất từng được ghi nhận, vượt mức đỉnh thiết lập được vào tháng 11/2022 do xuất khẩu robusta của Brazil tăng đột biến 850,2%. Mặc dù vậy, tổng xuất khẩu cà phê robusta trong 2 tháng đầu niên vụ 2023-2024 vẫn giảm 2,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, ở mức 6,2 triệu bao.

Trái ngược với cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan giảm 25,4% trong tháng 11 và giảm 3% trong 2 tháng đầu niên vụ 2023-2024, xuống còn 1,75 triệu bao. Tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê các loại từ đầu niên vụ đến nay là 8,6%, giảm từ mức 9,2% của cùng kỳ năm trước.

Brazil, nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, đã vận chuyển 0,24 triệu bao ra thị trường thế giới trong tháng 11 vừa qua. Xuất khẩu cà phê đã rang cũng giảm 15,5% trong tháng 11 và tính chung 2 tháng đầu niên vụ 2023-2024 chỉ đạt 0,1 triệu bao, giảm so với mức 0,13 triệu bao trong cùng kỳ niên vụ trước.

Bình An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.