|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 19/2: Đồng loạt đi ngang, phân lân Lâm Thao có giá thấp nhất

08:31 | 19/02/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (19/2) tại các địa phương khu vực miền Bắc và Đông Nam Bộ - Tây Nguyên đồng loạt chững lại. Hiện tại, mức giá cao nhất tại miền Bắc là 880.000 - 900.000 đồng/bao đối với phân NPK 16 - 16 - 8 + TE.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 20/2

Ghi nhận hôm nay (19/2) cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên không có thay đổi so với mức giá được ghi nhận vào ngày (16/2).

Theo đó, giá phân lân Lâm Thao hiện dao động trong khoảng 230.000 - 280.000 đồng/bao. Đây cũng là mức giá thấp nhất tại thời điểm khảo sát.

Cùng lúc, phân urê Cà Mau và Phú Mỹ có giá ổn định ở mức 570.000 - 610.000 đồng/bao và 570.000 - 600.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân kali bột Cà Mau, Phú Mỹ tiếp tục niêm yết giá cùng mức là 690.000 - 750.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của hai loại Cà Mau, Phú Mỹ được ghi nhận trong khoảng 750.000 - 800.000 đồng/bao và loại Đầu Trâu có giá khoảng 830.000 - 850.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 20 - 20 - 15 TE Bình Điền giữ nguyên trong khoảng 1.050.000 - 1.090.000 đồng/bao. Còn lại phân DAP con ó Pháp, giá bán đang ở mức cao nhất trong khu vực là 1.000.000 - 1.110.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN

Tên loại

Ngày 19/2

Ngày 16/2

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

570.000 - 610.000

570.000 - 610.000

-

Phú Mỹ

570.000 - 600.000

570.000 - 600.000

-

Phân DAP

Con á Pháp

1.000.000 - 1.110.000

1.000.000 - 1.110.000

-

Phân kali bột

Cà Mau

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

690.000 - 750.000

690.000 - 750.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 800.000

750.000 - 800.000

-

Đầu Trâu

830.000 - 850.000

830.000 - 850.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15 TE

Bình Điền

1.050.000 - 1.090.000

1.050.000 - 1.090.000

-

Phân lân

Lâm Thao

230.000 - 280.000

230.000 - 280.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Bắc

Tương tự như khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, giá phân bón tại khu vực miền Bắc vào sáng hôm nay vẫn duy trì ổn định.

Cụ thể, mức giá thấp nhất hiện tại là 270.000 - 300.000 đồng/bao áp dụng cho phân Supe lân Lâm Thao.

Kế đến là phân urê Hà Bắc và urê Phú Mỹ với mức giá chung 540.000 - 590.000 đồng/bao.

Song song đó, phân kali bột Canada, Hà Anh đang được bán ra với cùng mức giá là 680.000 - 700.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của loại Việt Nhật và loại Phú Mỹ đang được niêm yết trong khoảng 800.000 - 820.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân NPK 16 - 16 - 8 + TE Việt Nhật cũng đi ngang tại mức tương ứng là 850.000 - 880.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC MIỀN BẮC

Tên loại

Ngày 19/2

Ngày 16/2

Thay đổi

Phân urê

Hà Bắc

540.000 - 590.000

540.000 - 590.000

-

Phú Mỹ

540.000 - 590.000

540.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE

Việt Nhật

850.000 - 880.000

850.000 - 880.000

-

Phân Supe lân

Lâm Thao

270.000 - 300.000

270.000 - 300.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Việt Nhật

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phú Mỹ

800.000 - 820.000

800.000 - 820.000

-

Phân kali bột

Canada

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Hà Anh

680.000 - 700.000

680.000 - 700.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Ngành phân bón hết thời lãi đậm, lợi nhuận Đạm Cà Mau vượt Đạm Phú Mỹ năm 2023

Sau năm buồn của doanh nghiệp phân bón, nhiều tổ chức nhận định ngành phân bón sẽ đón nhiều tín hiệu tích cực hơn trong thời gian tới từ việc nhu cầu tiêu thụ tăng trong bối cảnh nguồn cung bị siết chặt.

Năm 2021 và 2022 là năm huy hoàng của nhiều doanh nghiệp phân bón khi doanh thu và lợi nhuận thiết lập được mốc kỷ lục mời. Thành quả này có được là nhờ giá phân bón bắt đầu tăng phi mã từ năm 2020 cũng như thị trường xuất khẩu thuận lợi.

Sang năm 2023, khi giá phân bón điều chỉnh giảm trở lại, trong khi chi phí đầu vào vẫn neo khiến ngành phân bón đối mặt với bức tranh kinh doanh kém khả quan.

Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (Mã: DPM) là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất về sản xuất phân ure, báo cáo lợi nhuận ròng cả năm giảm hơn 90% so với năm 2022 về 533 tỷ đồng và là kết quả thấp nhất trong 4 năm. Con số này cũng chỉ tương đương 24% chỉ tiêu đã đề ra.

Riêng trong quý cuối năm, lợi nhuận ròng chỉ đạt gần 108 tỷ đồng, giảm hơn 90% so với quý IV/2022 nhưng cũng đã cải thiện so với hai quý II và III/2024.

Tình hình kinh doanh của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) cũng tương tự với Đạm Phú Mỹ. Năm vừa rồi, công ty có lãi ròng giảm 74% so với năm 2022, về 1.107 tỷ đồng. Tuy vậy kết quả này đã giúp Đạm Cà Mau vượt qua Đạm Phú Mỹ và trở thành quán quân lợi nhuận của ngành phân bón.

Xét trong quý IV/2023, Đạm Cà Mau báo lợi nhuận ròng còn 493 tỷ đồng, giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ nhưng là tín hiệu hồi phục so với các quý liền trước. Đồng thời 493 tỷ đồng là mức lợi nhuận cao nhất theo quý của năm 2023.

Trong năm qua, tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại của Đạm Cà Mau đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022, trong đó ure chiếm tỷ trọng lớn nhất với 866.000 tấn. Công ty còn thâm nhập và phát triển thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ tăng 92%.

CTCP DAP - Vinachem (Mã: DDV) có kết quả cuối năm khả quan với lãi ròng đạt 62 tỷ đồng, gấp 8,7 lần cùng kỳ và cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây. Tuy nhiên do mức thấp của các quý đầu năm nên cả năm, lợi nhuận ròng đạt 70 tỷ, giảm 80% so với năm 2022 và thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

DAP - Vinachem giải thích, sản lượng tiêu thụ tăng 20% nhưng giá bán bình quân trong quý IV vừa rồi lại giảm 14%. Giá vốn hàng bán đi xuống là do giá một số nguyên liệu chính kỳ này giảm sâu so với cùng kỳ (lưu huỳnh giảm 61%, Amoniac giảm gần 42%,...). Ngoài ra, kỳ vừa rồi cũng phát sinh hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho, giúp giá vốn giảm so với quý IV/2022.

Một doanh nghiệp cũng chuyên sản xuất phân ure là CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc - Mã: DHB). Quý vừa rồi, công ty này báo lãi đột biến hơn 1.649 tỷ đồng, gấp hơn 19 lần cùng kỳ và giúp công ty thoát lỗ.

Giá vốn tăng cao, các chi phí ăn mòn khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 154 tỷ đồng trong bối cảnh tiêu thụ NH3 kém. Tuy nhên khoản thu nhập khác 1.802 tỷ đồng (thu nhập miễn giảm lãi vay từ đề án tái cơ cấu các khoản vay của Ngân hàng BIDV - chủ nợ của Đạm Hà Bắc) đã giúp công ty báo lãi trên nghìn tỷ đồng trong quý IV, vượt mặt nhiều doanh nghiệp lớn như Đạm Cà Mau hay Đạm Phú Mỹ.

Lũy kế cả năm 2023, Đạm Hà Bắc đạt 861 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 52% so với năm 2022. Khoản lãi lớn năm qua giúp lỗ luỹ kế tính tới hết năm 2023 chỉ còn 2.108 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, vẫn có những doanh nghiệp báo lợi nhuận ròng cả năm tăng trưởng so với 2022, nhưng đây là những đơn vị quy mô nhỏ. Trong đó có thể kể đến như CTCP Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (Mã: LAS) báo lãi ròng tăng 68% lên 149 tỷ đồng, CTCP Phân bón Miền Nam (Mã: SFG) lãi tăng 26% lên 57 tỷ, CTCP Phân bón Bình Điền (Mã: BFC) tăng 5% lên 148 tỷ đồng, chủ yếu là nhờ siết chặt quản lý các công nợ, quản lý và điều tiết các chi phí hoạt động,...

Ảnh: Bình An

Bình An

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.