|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 8/4: Điều chỉnh tăng nhẹ tại một số giống lúa

11:44 | 08/04/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 8/4 tăng từ 50 đồng/kg đến 100 đồng/kg tại một vài giống lúa trong bảng khảo sát. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã đẩy mạnh mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (8/4) tăng lần lượt 50 đồng/kg và 100 đồng/kg tại hai giống lúa OM 18 và Đài Thơm 8. Theo đó, giá lúa OM 18 được nâng lên mức 5.850 - 6.000 đồng/kg còn lúa Đài Thơm 8 hiện có giá là 5.800 - 6.000 đồng/kg.

Các giống lúa khác trong bảng khảo sát tiếp tục được giữ nguyên giá so với hôm qua. Cụ thể, lúa Jasmine tiếp tục có giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, lúa IR 50404 neo tại mốc 5.500 - 5.600 đồng/kg, không đổi so với hôm qua. Lúa Nàng Hoa 9 đang có giá khoảng 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang tại mốc 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá 8.000 - 8.500 đồng/kg.

Giá các loại lúa OM tiếp tục ổn định. Theo đó, lúa OM 5451 đang có giá khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 380 duy trì giá 5.500 - 5.600 đồng/kg và OM 18 thu mua trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay không biến động. Cụ thể, nếp Long An (tươi) hiện có giá là 5.300 - 5.500 đồng/kg, Nếp AG (tươi) có giá 5.550 - 5.800 đồng/kg và nếp ruột tiếp tục giao dịch trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

5.700 - 5.900

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

+100

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 380

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 18

Kg

5.850 - 6.000

+50

- Lúa Nhật

Kg

8.000 - 8.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.600

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.300 - 5.500

-

- Nếp AG (tươi)

kg

5.550 - 5.800

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 8/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang chững lại trên diện rộng. Cụ thể, gạo thơm Jasmine đang có giá là 15.000 - 16.000 đồng/kg, Sóc thường tiếp tục giữ mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại, giữ mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng đang có giá 14.000 đồng/kg.

Nguồn: istockphoto

Hậu Giang: Hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo hình thức liên kết

Sau hai vụ tham gia sản xuất lúa theo phương thức tập thể, có sự tham gia bao tiêu từ doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Luân, ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, đã cảm nhận được sự nhàn rỗi hơn so với cách sản xuất lúa theo cách làm truyền thống trước đây, theo báo Hậu Giang.

Do làm tập thể theo khuôn bơm lớn nên không còn cảnh thức đêm canh nước. Quá trình sản xuất được sự hướng dẫn kỹ thuật từ công ty bao tiêu, việc bón phân thuốc đều có sự cân nhắc theo phương thức “1 phải 5 giảm”, ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật. Lúa chín thì máy gặt đập liên hợp phụ trách thu hoạch, chi phí sản xuất từ đó cũng giảm hơn trước đây rất nhiều.

Sản xuất lúa theo hình thức tập thể không chỉ giúp nông dân giảm được chi phí mà hạt lúa làm ra được các công ty, doanh nghiệp thu mua cao hơn thị trường từ 100 - 300 đồng/kg. Như HTX Gạo sạch Tân Long, ở huyện Vị Thủy, năm qua, HTX đã liên kết với ba địa phương là thị trấn Kinh Cùng, xã Hiệp Hưng và xã Phương Bình để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa an toàn, hướng đến hữu cơ, với tổng diện tích hơn 600ha. Tham gia mô hình, nông dân được triển khai quy trình sản xuất lúa sạch, đủ điều kiện xuất khẩu. Bước đầu hợp tác, nông dân ở các mô hình đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phân bón hữu cơ vào canh tác lúa.

Nhờ đẩy mạnh việc kêu gọi liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm việc trực tiếp với các tổ hợp tác, hợp tác xã, đến nay huyện Phụng Hiệp đã có 12 công ty, doanh nghiệp, HTX, đại lý ký kết đầu tư, bao tiêu và tiêu thụ lúa với diện tích bao tiêu 2.539ha, chiếm 13% diện tích sản xuất lúa của huyện. Nông dân từng bước làm lúa theo quy trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ bằng cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh trong canh tác.

Theo đánh giá, đến nay phần lớn diện tích lúa trong mô hình đã được thu hoạch với năng suất bình quân 8 tấn/ha, cao hơn 0,2 tấn/ha so với năng suất lúa bình quân của huyện. Được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu với giá 6.000 đồng/kg, cao hơn thị trường từ 200 - 500 đồng/kg lúa (tùy giống), trừ hết chi phí bà con đạt lợi nhuận hơn 20 triệu đồng/ha, cao hơn 40% so với nông dân sản xuất lúa theo hướng truyền thống.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết, nhờ đẩy mạnh công tác kêu gọi liên kết nên thời gian qua trên địa bàn huyện Phụng Hiệp ngày càng có nhiều HTX liên kết thành công với doanh nghiệp trong sản xuất lúa, với nhiều phương thức hợp tác như hợp đồng đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rồi thu mua sản lượng lúa hoặc ký kết hợp đồng bao tiêu. Cách làm này vừa giúp nông dân giảm được gánh nặng đầu tư, tăng được lợi nhuận trong sản xuất.

Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, trong vụ lúa Đông xuân hàng năm đều có khoảng 40 công ty, doanh nghiệp, HTX ký hợp đồng bao tiêu lúa với nông dân với diện tích gần 40.000ha. Ngoài ra, hệ thống thương lái còn liên kết với người trồng lúa để thu mua với sản lượng khá lớn lúa hàng hóa của người nông dân trong tỉnh.

Trong định hướng tới đây của tỉnh Hậu Giang sẽ sản xuất lúa theo hướng hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn, thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng lúa. Sử dụng các giống lúa tốt, vừa có chất lượng gạo ngon, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu của từng mùa vụ trên từng tiểu vùng sinh thái, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó rà soát, tỉnh cũng đề xuất các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, dần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

Nhã Lam

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.