Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Một số giống lúa, nếp điều chỉnh trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay
- TIN LIÊN QUAN
-
Giá lúa gạo hôm nay 7/4: Ổn định trở lại sau nhiều ngày biến động 07/04/2022 - 11:24
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (6/4) điều chỉnh 100 - 200 đồng/kg tại hai giống lúa là OM 5451 và OM 18. Trong đó, lúa OM 5451 hiện có giá là 5.600 - 5.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với ngày hôm qua. Trong khi đó, lúa OM 18 giảm 200 đồng/kg xuống còn 5.800 - 6.000 đồng/kg.
Các giống lúa khác tiếp tục chững lại trong ngày hôm nay. Theo đó, IR 50404 có giá khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg, Đài thơm 8 chững lại tại mốc 5.800 - 5.900 đồng/kg, lúa Jasmine tiếp tục có giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang tại mốc 11.500 - 12.000 đồng/kg, Nàng hoa 9 giữ mức 5.900 - 6.000 đồng/kg, lúa Nhật có giá 8.000 - 8.500 đồng/kg và OM 380 duy trì giá 5.500 - 5.600 đồng/kg.
Theo khảo sát, giá nếp hôm nay được điều chỉnh giảm từ 100 đồng/kg đến 300 đồng/kg. Cụ thể, nếp Long An (tươi) hiện có giá là 5.300 - 5.500 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg so với phiên giao dịch trước đó. Nếp AG (tươi) có giá 5.500 - 5.850 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg cùng ngày.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 6/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang tiếp tục không biến động. Cụ thể, gạo thơm Jasmine đang có giá là 15.000 - 16.000 đồng/kg, Sóc thường tiếp tục giữ mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại, giữ mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng đang có giá 14.000 đồng/kg.
Lúa xuân dự báo trỗ muộn, đề phòng bệnh đạo ôn cổ bông
So với các vụ lúa xuân gần đây, vụ lúa xuân năm nay lúa trỗ muộn hơn 7 – 8 ngày do diễn biến thời tiết từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay liên tục xuất hiện các đợt không khí lạnh tràn về, kéo theo rét đậm, rét hại, nhiệt độ không khí xuống thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1 độ C so với cùng kỳ, kèm theo mưa nhỏ và thiếu ánh sáng.
Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An và qua khảo sát thực tế ở nhiều địa phương, dự kiến thời gian trỗ bông của vụ lúa xuân năm 2022 tại Nghệ An diễn ra như sau:
Diện tích lúa trỗ trước 10/4 có khoảng 2.500 ha, chiếm tỉ lệ 2,73%. Số diện tích này thuộc diện sâu trũng, được bà con nông dân gieo cấy sớm để thu hoạch sớm làm vụ hè thu chạy lụt.
Diện tích lúa trỗ từ sau 10/4 đến 20/4 có khoảng 19.500 ha, chiếm tỉ lệ 21%. Số diện tích này thuộc diện đất vàn, được gieo cấy sớm để khi thu hoạch xong lúa xuân thì gieo cấy ngay lúa hè thu kịp thời vụ nhằm né nguy cơ dễ bị ngập lụt trong mùa mưa bão thịnh hành ở Nghệ An từ sau ngày 10 tháng 9 trở đi.
Diện tích lúa trỗ sau 20/4 đến 30/4 có khoảng 61.800 ha, chiếm tỷ lệ 67,43%. Hầu hết diện tích này thuộc loại đất vàn cao, ít bị ngập lụt khi có mưa to trong mùa mưa bão.
Trà lúa xuân trỗ muộn nhất sau ngày 30/4 đến 5/5 có khoảng 8.022 ha, chiếm tỉ lệ 8,75%. Đây là diện tích đất cao, rất ít bị ảnh hưởng trong mùa mưa bão.
Từ những nhận định và dự báo như trên, khả năng vụ lúa xuân năm nay sẽ trỗ muộn hơn so với các vụ lúa xuân 2 - 3 năm gần đây từ 7 – 8 ngày là chắc chắn. Từ đó, chúng ta biết để chủ động có kế hoạch tổ chức vụ sản xuất hè thu và vụ mùa năm 2022, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.
Ngoài việc cần quan tâm vụ lúa xuân năm nay trỗ muộn, vấn đề thứ hai rất đáng được quan tâm hiện nay chính là khả năng xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông trên cây lúa. Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An, hiện tại trên đồng ruộng toàn tỉnh đang có hơn 4.751 ha lúa xuân nhiễm bệnh đạo ôn lá chưa được phòng trừ triệt để, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn…
Để chủ động ngăn ngừa bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện gây hại trên cây lúa xuân năm nay, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sở đã có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
Một: Ngay từ bây giờ ra đồng quan sát, kiểm tra kỹ trên từng thửa ruộng có vết bệnh đạo ôn mới xuất hiện không. Nếu có phải tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay trước khi lúa trổ bông.
Hai: Những cánh đồng và những thửa ruộng vừa qua đã bị nhiễm bệnh đạo ôn trên lá và đã được phun thuốc phòng trừ, cần được tiếp tục phun lại thuốc lần thứ 2 để đảm bảo an toàn trước khi lúa trỗ.
Ba: Thuốc phun để phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông nên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phun như: Beam 75 WP, Kabim 30WP, Filia 35EC… Cách pha chế, liều lượng phun cho một sào thực hiện đúng hướng dẫn có ghi ở ngoài vỏ bao bì, nhãn mác.
Bốn: Chỉ nên phun thuốc vào những lúc trời khô ráo, không có mưa và sương mù nhiều. Tốt nhất phun vào buổi trưa hoặc buổi chiều khi trời không có mưa làm trôi mất thuốc. Khi phun thuốc lưu ý, những nơi nào vừa qua vả cả hiện nay lúa bị nhiễm bệnh nặng thì phun thuốc đậm vào từ gốc lúa đến thân, lá lúa để không bỏ sót vết bệnh lưu lại ở đó và sau đó tái phát trở lại để gây bệnh.
Năm: Đề nghị UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm đặc biệt công tác phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trước, trong và sau khi lúa xuân trổ bông để có được một vụ lúa xuân thu hoạch trọn vẹn, an toàn.