|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 4/4: Điều chỉnh trái chiều trên nhiều giống lúa, gạo và nếp

11:09 | 04/04/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 4/4 tăng - giảm trái chiều từ 100 - 1.000 đồng/kg. Các địa phương ở Trung bộ đang khẩn cấp tiêu thoát nước để cứu hàng chục nghìn ha lúa sắp thu hoạch, cùng nhiều diện tích hoa màu bị đổ ngã, ngập nước.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (4/4) điều chỉnh từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg. Cụ thể, lúa IR 50404 giảm 200 đồng/kg xuống còn 5.500 - 5.600 đồng/kg. Đài thơm 8 và OM 5451 cùng điều chỉnh giảm 100 đồng/kg. Trong đó, lúa Đài thơm 8 hiện có giá là 5.800 - 6.000 đồng/kg còn OM 5451 xuống còn khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, Nàng hoa 9 được điều chỉnh tăng 100 đồng/kg lên mức 5.900 - 6.000 đồng/kg.

Các giống lúa khác tiếp tục đi ngang trong hôm nay. Theo đó, lúa Jasmine tiếp tục có giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa Nhật đi ngang với giá 8.000 - 8.500 đồng/kg, OM 380 duy trì giá 5.500 - 5.600 đồng/kg và OM 18 đang có giá 6.000 - 6.200 đồng/kg.

Theo khảo sát, giá nếp hôm nay có một vài biến động. Trong đó, nếp Long An (tươi) tăng 300 đồng/kg, hiện có giá là 5.600 - 5.800 đồng/kg, nếp AG (tươi) có giá 5.600 - 5.900 đồng/kg và nếp ruột tiếp tục giữ mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

5.700 - 5.900

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.600

-200

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-100

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.800

-100

- Lúa OM 380

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 18

Kg

6.000 - 6.200

-

- Lúa Nhật

Kg

8.000 - 8.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

+100

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.600

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.600 - 5.800

+300

- Nếp AG (tươi)

kg

5.600 - 5.900

 

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

+1.000

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

 

Bảng giá lúa gạo hôm nay 4/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang ghi nhận tăng tại một số giống gạo được khảo sát. Cụ thể, gạo thơm Jasmine đang có giá là 15.000 - 16.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Trong khi đó, gạo Sóc thường tiếp tục giữ mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại, giữ mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng đang có giá 14.000 đồng/kg.

Nguồn: istockphoto

Các tỉnh Nam Trung Bộ khẩn cấp cứu lúa và hoa màu

Tại các tỉnh Nam Trung bộ, đợt mưa lớn kèm gió mạnh từ 30/3 đến 1/4 đã làm ngập, đổ ngã hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Tại Bình Định, hơn 11 nghìn ha lúa Đông Xuân đang trong thời gian thu hoạch bị hư hại. Ngay sau khi hết mưa, các khu vực ruộng bị ngập úng đã tiêu thoát nước. Chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với người dân kiểm tra các vùng bị thiệt hại, tiêu thoát nước, theo dõi diễn biến của thời tiết để thu hoạch các diện tích ruộng đã khô ráo.

Ở huyện Tuy Phước (Bình Định) có hơn 3.500 ha lúa vụ Đông Xuân chưa thu hoạch bị ngã đổ do mưa lớn kèm theo giông lốc. Những diện tích lúa bị ngập sâu chắc chắn mất năng suất rất nhiều. Sau mưa, nông dân cắt lúa, dùng sõng kéo lên bờ vớt vát. Những diện tích còn thu hoạch được năng suất mất khoảng 30%, còn những diện tích bị đổ ngã, ngập nặng có khả năng bị thối hạt, mất trắng.

"Ngập kiểu đó máy không thể gặt được, còn gặt thủ công thì kiếm không ra nhân công, giá thuê công cắt rất cao. Trong điều kiện lúa đổ ngã, thu hoạch một sào ruộng mất gần cả triệu đồng. Hiện nay, mỗi công cắt phụ nữ là 200.000 đồng/ngày, một sào ruộng ngã 3 - 4 công cắt phải một ngày mới xong”, ông Phan Văn Khiêm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước cho hay.

Tại Thị xã An Nhơn (Bình Định), khoảng hơn 2.500 ha lúa đã bị ngã đổ, trong đó số diện tích thiệt hại nặng có khả năng mất năng suất là 960 ha, những diện tích bị nhẹ chỉ gặp khó khăn trong thu hoạch.

Theo ông Trần Thiện Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh Khánh Hòa, trà lúa chính vụ toàn tỉnh sản xuất 13.000 ha, hiện nông dân đã gặt 5.000 ha. Đợt mưa kèm theo gió mạnh vừa qua đã khiến 1.357 ha/8.000 ha trà lúa chính vụ còn lại chuẩn bị thu hoạch bị đổ ngã, đối mặt giảm năng suất.

Tại Phú Yên, diện tích lúa Đông Xuân trong giai đoạn chín, sắp thu hoạch bị ngập nước, ngã đổ lên đến 15.700/26.666 ha, ngoài ra còn 508 ha rau màu bị ảnh hưởng. Theo Chi cục TT&BVTV Phú Yên, trong số diện tích nói trên ước có hơn 1.000 ha lúa bị thiệt hại trên 70%; 1.343 ha ước thiệt hại từ 30 - 70%; gần 11.000 ước bị thiệt hại dưới 30%. Ngoài ra, hơn 1.800 ha lúa bị ngập chưa thông kế được thiệt hại vì đang còn ngập.

Tại Quảng Nam, đợt mưa vừa qua đã khiến 14.352 ha/41.500ha lúa Đông Xuân bị ngã đổ, ngập nước; trong đó có 2.510 ha bị thiệt hại hoàn toàn, 1.530 ha bị thiệt hại từ 50 - 70%. Ngoài ra, 734 ha hoa màu bị ảnh hưởng, trong đó có 410 ha bị thiệt hại hoàn toàn.

Theo ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, trước đợt mưa này, tỉnh Quảng Ngãi đã cảnh báo cho các địa phương, sở ngành để có biện pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên do lượng mưa quá lớn nên toàn tỉnh đã có khoảng 1.500 ha lúa bị ngã đổ hoàn toàn và 3.000 ha bị ngập úng. Ngoài ra, có khoảng 1.000 ha hoa màu bị ngập úng, ngã đỗ.

Ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam cho biết, tỉnh này đang chỉ đạo các địa phương tiếp tục thống kê thiệt hại cụ thể để đề xuất phương án hỗ trợ cho người dân. Phương án là khắc phục được đến đâu tốt đến đó. “Ngoài ra, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sản xuất tốt nhất cho vụ hè thu tới, giúp người dân ổn định, khôi phục sản xuất”, ông Tích nói.

Nhã Lam