Giá lúa gạo hôm nay 7/4: Ổn định trở lại sau nhiều ngày biến động
Giá lúa gạo hôm nay
- TIN LIÊN QUAN
-
Giá lúa gạo hôm nay 8/4: Điều chỉnh tăng nhẹ tại một số giống lúa 08/04/2022 - 11:44
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (7/4) không ghi nhận biến động mới tại tất cả giống lúa. Theo đó, giá lúa IR 50404 giữ nguyên trong khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 neo tại mốc 5.800 - 5.900 đồng/kg, lúa Jasmine tiếp tục có giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang tại mốc 11.500 - 12.000 đồng/kg, Nàng hoa 9 giữ mức 5.900 - 6.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá 8.000 - 8.500 đồng/kg.
Giá các loại lúa OM cũng chững lại trong hôm nay. Cụ thể, lúa OM 5451 đang có giá khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg, OM 380 duy trì giá 5.500 - 5.600 đồng/kg và OM 18 thu mua trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay không ghi nhận điều chỉnh mới. Cụ thể, nếp Long An (tươi) hiện có giá là 5.300 - 5.500 đồng/kg, Nếp AG (tươi) có giá 5.500 - 5.850 đồng/kg và nếp ruột tiếp tục giao dịch trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 7/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang đi ngang. Cụ thể, gạo thơm Jasmine đang có giá là 15.000 - 16.000 đồng/kg, Sóc thường tiếp tục giữ mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại, giữ mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng đang có giá 14.000 đồng/kg.
Vụ Hè Thu 2022: Khó khăn ngay từ đầu vụ
Ngay từ đầu vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã phải đối mặt với không ít khó khăn trong sản xuất, trong đó vấn đề lớn là giá vật tư nông nghiệp, nhất là giá phân bón tăng cao so với vụ lúa Đông Xuân vừa qua, theo báo Long An.
Cụ thể, phân DAP có giá từ 860.000 - 890.000 đồng/bao (tăng 40.000 đồng/bao); phân urê ở mức 650.000 - 680.000 đồng/bao (tăng 30.000 đồng/bao); phân kali cũng tăng 40.000 đồng/bao. Riêng các loại thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 5.000 - 10.000 đồng, tùy loại.
Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Tân Hưng, vụ Hè Thu năm nay, toàn huyện đã xuống giống hơn 8.200ha nhưng hiện có hơn 350 ha lúa bị sâu hại và nhiễm bệnh. Để giúp nông dân bảo vệ lúa, Phòng NN&PTNT huyện đã cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp cùng nông dân phòng, trừ sâu, bệnh cho lúa.
Cùng với những khó khăn trên thì một yếu tố bất lợi khác trong sản xuất là mùa khô năm nay, thời tiết nắng nóng gay gắt hơn so cùng kỳ nên phần nào làm cho cây lúa chậm phát triển, dẫn đến việc nông dân phải tăng cường rải thêm phân bón, trong khi giá phân đang tăng cao.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Thạnh, ông Mai Văn On cho biết, đến thời điểm hiện tại, nông dân trên địa bàn huyện đã xuống giống hơn 24.180 ha lúa Hè Thu 2022, hầu hết đều tuân thủ nghiêm theo khung lịch thời vụ xuống giống của ngành Nông nghiệp địa phương. Nông dân chọn gieo sạ những giống lúa theo khuyến cáo, tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận tiếp tục ở mức cao và thực hiện tốt các biện pháp về kỹ thuật canh tác đầu vụ nên các trà lúa Hè Thu trên địa bàn huyện đều đang phát triển tốt.
Để vụ lúa Hè Thu 2022 đạt thắng lợi trước ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn và rầy nâu từ lúa Đông Xuân 2021 - 2022 đang vào giai đoạn thu hoạch rộ lây lan với mật số cao do lúa vào giai đoạn trổ - chín, Sở NN&PTNT thông báo lịch xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2022 trên địa bàn tỉnh theo 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 20 đến 30/4, tại các vùng trũng thấp thuộc các huyện vùng Đồng Tháp Mười; đợt 2 từ ngày 18 đến 28/5 tại tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh; đợt 3 từ ngày 15 đến 25/6 tại các vùng không chủ động nguồn nước, các huyện phía Nam và lúa Thu Đông các huyện vùng Đồng Tháp Mười.
Ngoài ra, đối với những vùng bị nhiễm phèn, mặn, trước khi gieo sạ cần chú ý cày, xới rửa mặn, tăng cường bón vôi, phân lân để cải tạo phèn; các vùng không chủ động được nguồn nước, sử dụng nước trời, kiên quyết không gieo sạ khi mùa mưa chưa bắt đầu nhằm tránh thiệt hại.