|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 30/8: Thị trường lúa, gạo chững lại, nếp tăng 50 đồng/kg đến 200 đồng/kg

11:53 | 30/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 30/8 không biến động, trong khi giá nếp tăng nhiều nhất là 200 đồng/kg. Sáng 30/8, Báo Công Thương đã tổ chức chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề “Tìm giải pháp ổn định nguồn cung và bình ổn giá phân bón”.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 31/8  

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (30/8) tiếp tục không có điều chỉnh mới trong ngày. Cụ thể, lúa IR 50404 đang neo trong khoảng giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) hiện đang thu mua với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá là 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 dao động trong khoảng 5.800 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg và lúa Nhật được thu mua với giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay có một số thay đổi khi tăng 50 - 200 đồng/kg. Trong đó, nếp AG (tươi) đang giữ giá 6.000 - 6.300 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm qua. Nếp Long An (tươi) hiện có giá khoảng 6.300 - 6.600 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg trong hôm nay. Còn nếp AG (khô) giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.300 - 6.600

+50

- Nếp AG (tươi)

 

6.000 - 6.300

+200

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 30/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Cùng với đó, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.

Còn đối với giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang vẫn duy trì xu hướng ổn định trong tuần này. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Thay đổi phương thức canh tác để ứng phó giá phân bón tăng cao

Thời gian qua, giá phân bón trên thị trường thế giới tăng cao kéo giá phân trong nước cũng tăng theo. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón trong nước đang phải đối mặt với tình trạng nguyên liệu đầu vào tăng cao và khan hiếm; cùng đó là những khó khăn trong trồng trọt, canh tác của người dân. 

Nhằm đưa ra các giải pháp ổn định thị trường phân bón trong bối cảnh hiện nay, sáng 30/8, Báo Công Thương đã tổ chức chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề “Tìm giải pháp ổn định nguồn cung và bình ổn giá phân bón”, theo báo Thông tấn xã Việt Nam.

Theo chia sẻ từ ông Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam, giá phân bón phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thị trường ngoài tầm kiểm soát của nhiều nhà sản xuất lớn. Ông Phùng Hà cho hay, với tình hình phân bón trong nước tăng phi mã như hiện nay sẽ có lợi cho một số doanh nghiệp, song ảnh hưởng trực tiếp, và lớn nhất là ảnh hưởng đến nông dân trong hoạt động sản xuất.

Đồng tình quan điểm trên, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, từ đầu năm 2021 đến nay, các mặt hàng phân bón đồng loạt tăng cao, kéo theo chi phí đầu vào tăng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân mà còn bào mòn nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

"Việc giá phân bón tăng cao, làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, thu nhập giảm, người nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất. Phân bón tăng giá là khó khăn, thách thức rất lớn với nông dân, tuy nhiên cũng là cơ hội để thay đổi tư duy, sử dụng phân bón tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo năng suất", ông Huỳnh Tấn Đạt nói.

Nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp, khó lường trong bối cảnh hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật đã thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, tình hình xuất khẩu, nhập khẩu để có các biện pháp ứng phó linh hoạt đối với một số mặt hàng phân bón chủ chốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong nước.

Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng đã cam kết tiếp tục duy trì tối đa công suất, hạn chế xuất khẩu, cung ứng kịp thời và ưu tiên tối đa thị trường trong nước. Đến nay, các doanh nghiệp đều đang thực hiện tốt việc này, góp phần ổn định nguồn cung trong nước.

Ông Huỳnh Tấn Đạt cho hay, nhằm thúc đẩy người dân thay đổi phương thức canh tác, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, giảm chi phí đầu vào, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang thực hiện hàng loạt các giải pháp để thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón tiết kiệm và tăng sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

Nhã Lam

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường