|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 31/8: Tiếp tục chững lại trong ngày cuối tháng

11:48 | 31/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 31/8 chưa có sự điều chỉnh mới trong phiên giao dịch cuối tháng 8. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hạn mặn kéo dài, Cà Mau khuyến cáo người dân tích cực tuân thủ lịch thời vụ để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất lúa gạo, ổn định lợi nhuận của người dân.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (31/8) duy trì đi ngang trên tất cả mặt hàng được khảo sát. Theo đó, lúa IR 50404 đang neo trong khoảng giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) hiện đang thu mua với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá là 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 dao động trong khoảng 5.800 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg và lúa Nhật được thu mua với giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay đã ổn định trở lại trước kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh. Trong đó, nếp AG (tươi) đang giữ giá 6.000 - 6.300 đồng/kg, nếp Long An (tươi) hiện có giá khoảng 6.300 - 6.600 đồng/kg, nếp AG (khô) giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.300 - 6.600

-

- Nếp AG (tươi)

 

6.000 - 6.300

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 31/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Thị trường giá gạo nguyên liệu hôm nay không biến động. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.

Với các mặt hàng gạo bán lẻ tại chợ An Giang, giá thu mua tiếp tục giữ nguyên mức giá cũ. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Cà Mau: Ứng phó từ ý thức người nông dân

Với đặc điểm nền sản xuất mặn, ngọt, lợ đan xen nhiều năm qua, nông nghiệp Cà Mau luôn trong cảnh mưa lớn thì ngập, nắng hạn lại thiếu nước ngọt. Câu chuyện thiệt hại đến từ thiên tai gần như năm nào cũng có, phần do hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế, phần do một bộ phận người dân còn chủ quan chưa tuân thủ đúng lịch thời vụ cũng như những khuyến cáo của cơ quan chức năng, theo báo Cà Mau.

Nằm trong vùng ngọt hóa, Trần Văn Thời là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh với đa dạng cây trồng, vật nuôi (từ lúa, cá, tôm cho đến cây ăn trái và rau màu). Nhưng cũng chính những đặc điểm này, nhất là tình trạng sản xuất còn manh mún, đã khiến người dân nơi đây thường phải chịu thiệt hại nặng nề nhất khi có thiên tai hay thời tiết cực đoan xảy ra. Mới đây nhất, trong vụ lúa Hè Thu này, chỉ với tác động của đợt áp thấp nhiệt đới đã làm địa phương thiệt hại hơn 1.800 ha trong tổng số hơn 2.026 ha bị thiệt hại toàn tỉnh.

Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết, trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, huyện đang chỉ đạo song song rất nhiều việc. Trong đó, một mặt tập trung giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả của đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua, nhất là hỗ trợ người dân thu hoạch và tìm kiếm đầu ra cho vụ lúa Hè Thu; mặt khác, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân gia cố bờ bao khuôn hộ, tuân thủ nghiêm lịch thời vụ của các cơ quan chức năng. Ðặc biệt, huyện đang chỉ đạo rà soát để có giải pháp vận hành nhằm phát huy tối đa hệ thống cống đập, trạm bơm hiện nay để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Rút kinh nghiệm từ những mùa vụ sản xuất lúa trên đất nuôi tôm trước đây, năm nay, ngay từ tháng 3 huyện Thới Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất cho cả năm, mục tiêu phấn đấu đạt 18.500 ha lúa trên đất nuôi tôm. Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết, năm nay huyện còn chủ động hỗ trợ người dân chuyển qua sản xuất các giống lúa chất lượng cao như ST24 hay ST25, OM2507... với diện tích khoảng 6.000 ha. Ðến thời điểm này, giống đã cấp về đến hộ dân. Huyện đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ lịch thời vụ theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhằm giúp người dân giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ngành nông nghiệp đang thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi đặc trưng từng vùng và có giá trị kinh tế cao. Vụ Đông Xuân này, các địa phương vùng ngọt cũng như vùng sản xuất lúa - tôm của tỉnh đang chỉ đạo cấp cơ sở tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ lịch xuống giống né hạn mặn, trữ nước phục vụ tưới tiêu...

Cuộc chiến phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài và theo chiều hướng ngày một gay gắt hơn. Hết mưa bão, dông lốc, sạt lở, sụp lún đất rồi lại đến hạn hán, xâm nhập mặn. Cuộc chiến này sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của, do đó, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân.

 

Nhã Lam

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường