Giá lúa gạo hôm nay 29/8: Tiếp tục chững lại trong ngày đầu tuần
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (29/8) chưa có thay đổi mới trong ngày đầu tuần. Cụ thể, lúa IR 50404 đang neo trong khoảng giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) hiện đang thu mua với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 có giá là 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 dao động trong khoảng 5.800 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg và lúa Nhật được thu mua với giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay không biến động. Trong đó, nếp AG (tươi) đang giữ giá 5.900 - 6.100 đồng/kg, nếp Long An (tươi) hiện có giá khoảng 6.300 - 6.550 đồng/kg, nếp AG (khô) giữ mức 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.400 - 5.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
5.800 - 6.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.500 - 5.600 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
5.800 - 6.000 |
- |
- Lúa ST 24 |
Kg |
- |
|
- Lúa Nhật |
Kg |
7.000 - 7.200 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
5.600 - 5.800 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
6.300 - 6.550 |
- |
- Nếp AG (tươi) |
5.900 - 6.100 |
- |
|
- Nếp AG (khô) |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
13.500 - 14.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.000 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 29/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Cùng với đó, giá gạo nguyên liệu chưa có thay đổi mới trong ngày. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.
Còn đối với giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang, nhiều mặt hàng duy trì đi ngang. Theo đó, gạo thơm Jasmine giữ giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường tiếp tục giữ khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá Gạo thường đang là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám có giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Nhàn tênh nhờ trồng lúa bằng smartphone
Những năm gần đây, một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã được ngành nông nghiệp hỗ trợ lắp đặt một số hệ thống quan trắc trên đồng ruộng như: Trạm quan trắc giám sát khí tượng thủy văn, trạm cảm biến giám sát côn trùng, tưới ngập - khô xen kẽ thông qua hệ thống ống cảm biến... Qua đó, đã giúp nhà nông chủ động trong canh tác lúa ở một số công đoạn quan trọng, góp phần dần định hình một phương thức mới trong canh tác lúa ở vùng ĐBSCL.
Trong sản xuất nông nghiệp, lúa là cây trồng sử dụng nước nhiều nhất, vì vậy, chủ động nguồn nước tưới tiêu được xem là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo năng suất về sau. Nhiều nhà nông ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ cho biết, từ khi có hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn, bằng điện thoại di động, ở mọi lúc, mọi nơi, bà con hoàn toàn có thể chủ động trong việc ngăn mặn, trữ ngọt, hoặc điều tiết mực nước trong ruộng lúa.
Ông Nguyễn Văn Tê, xã Thới Quản, huyện Gò Quao (Kiên Giang) khoe: Kể từ vụ đông xuân năm 2020, ông không cần phải ra đồng kiểm tra lúa như trước đây nữa, mà ở mọi lúc mọi nơi, ông có thể biết được ngay các chỉ số cần thiết ngoài đồng lúa của mình như độ mặn, độ pH, mực nước… để chủ động xử lý kịp thời. Theo ông Tê, việc đồng áng chưa bao giờ thuận lợi và dễ dàng như hiện nay, tất cả cũng nhờ hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn, ứng dụng công nghệ mới vào canh tác lúa, máy móc đã làm thay thế mình hết rồi.
Không riêng gì ông Tê, trước đây, mỗi khi vào mùa khô hạn, nhiều nông dân phải thức khuya, dậy sớm để canh thủy triều và đo đếm các chỉ số nước nhằm kịp thời ngăn mặn hoặc đưa nước ngọt vào đồng. Vậy mà hiện nay mọi chuyện đã thay đổi. Ông Nguyễn Minh Khang, xã Nhơn Mỹ (Kế Sách, Sóc Trăng) làm 2,2ha lúa cho biết: Trước đây muốn biết mặn ngọt, phải lấy tay múc nước đưa vào miệng nếm rất khó khăn. Gần 3 năm nay, nhờ ngành nông nghiệp tỉnh đầu tư hệ thống quan trắc có kết nối qua điện thoại di động, ông có thể biết nước ngọt hay mặn để đưa vào ruộng cho phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Đồng, thành viên HTX Nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) canh tác 4,3ha lúa. Nhiều năm qua, gia đình ông làm lúa luôn trúng mùa và giảm được nhiều chi phí là nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ thông qua hệ thống ống cảm biến đặt trong ruộng lúa được kết nối với điện thoại di động.
Ông Đồng phấn khởi chia sẻ, việc canh tác lúa bằng kỹ thuật tưới nước ngập - khô xen kẽ đã đem lại nhiều lợi ích trong canh tác lúa, đặc biệt giúp nhà nông giảm từ 25 - 30% lượng phân bón, hạn chế tối đa sâu bệnh, giảm số lần bơm tưới để giảm chi phí và tiết kiệm nguồn nước quý giá trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.