|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 25/8: Ổn định, thị trường giao dịch chậm ở nhiều mặt hàng

11:23 | 25/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 25/8 có động thái chững lại sau nhiều ngày điều chỉnh tăng - giảm trái chiều. Gặp khó khăn từ đầu vụ nhưng năng suất lúa Hè Thu tại Quảng Trị vẫn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chi phí tăng cao, giá lúa lại thấp khiến nông dân kém vui.

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 26/8

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (25/8) chưa ghi nhận điều chỉnh mới tại tất cả mặt hàng được khảo sát. Theo đó, lúa IR 50404 hiện đang thu mua với giá 5.400 - 5.500 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) duy trì giao dịch trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 dao động trong khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 được thu mua từ 5.800 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay tiếp tục chững lại. Trong đó, nếp AG (tươi) hiện có giá khoảng 5.900 - 6.100 đồng/kg, nếp Long An (tươi) giữ mức 6.300 - 6.550 đồng/kg, nếp AG (khô) neo trong khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột duy trì mức giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.300 - 6.550

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.900 - 6.100

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 25/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tiếp đó, những mặt hàng gạo nguyên liệu tiếp tục xu hướng ổn định trong hôm nay. Trong đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.

Còn đối với giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang, thương lái vẫn giữ mức giao dịch cũ từ đầu tuần. Theo đó, gạo thơm Jasmine đang có giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường không biến động, thu mua trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Quảng Trị: Được mùa lúa Hè Thu, nông dân vẫn kém vui

Vụ Hè Thu 2022, xã Hải Quế (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) gieo cấy 403ha lúa, trong đó có 43ha liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Đây là vùng trũng của huyện Hải Lăng nên nông dân thường gieo cấy sớm hơn từ 5 - 7 ngày so với khung lịch chung của toàn tỉnh. Đến thời điểm này, gần 100% diện tích lúa Hè Thu tại Hải Quế đã được thu hoạch, năng suất đạt hơn 61 tạ/ha.

Hải Lăng là huyện trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh Quảng Trị. Theo ông Dương Viết Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, trong tổng số 6,8 nghìn ha lúa Hè Thu trên địa bàn huyện, đến nay đã thu hoạch được trên 62%, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha, cao hơn 2 tạ/ha so với vụ Hè Thu 2021, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

Trong số này, có 300ha liên kết với các doanh nghiệp sản xuất lúa hữu cơ, VietGAP và 50ha liên kết sản xuất lúa giống. Những hộ liên doanh liên kết với doanh nghiệp, năng suất vừa cao hơn những năm trước và áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đầu tư giảm đáng kể, hiệu quả kinh tế tăng cao.

Tính đến ngày 23/8/2022, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 5 nghìn ha. Trong đó huyện Hải Lăng đã thu hoạch gần 4,2 nghìn ha, huyện Vĩnh Linh 400ha, các địa phương khác bắt đầu thu hoạch rải rác. Dự kiến toàn tỉnh tập trung thu hoạch từ ngày 25/8 đến 5/9/2022.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay, mặc dù vụ Hè Thu 2022 gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh và giá vật tư nông nghiệp, xăng dầu tăng cao nhưng nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, nước tưới đảm bảo nên năng suất lúa bình quân toàn tỉnh ước đạt 56 tạ/ha (cao hơn 3 tạ/ha so với vụ Hè Thu năm 2021).

Điều khiến ông Hà Sỹ Đồng và nông dân Quảng Trị vui nhất là trong vụ Hè Thu 2022, các mối liên kết sản xuất – bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân ngày càng tăng. Trong số này, có 400ha lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP; gần 340ha liên kết sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm thông thường... và 6 nghìn ha sản xuất theo hướng cánh đồng lớn áp dụng đồng bộ các biện pháp thực hành nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị đã kết nối, mời gọi 3 doanh nghiệp đến thu mua gạo trên địa bàn huyện Hải Lăng và Triệu Phong, giúp hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích lúa Hè Thu ngày càng được nâng lên.

Theo ông Đồng, các mô hình liên kết này mang lại hiệu quả cao, dần thay đổi được tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tư duy kinh tế nông nghiệp của nông dân, sản xuất theo tiêu chuẩn, áp dụng đồng bộ các tiến bộ KH-KT, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo định hướng thị trường để mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Nhã Lam

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.