|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 24/8: IR 50404 quay đầu giảm 100 đồng/kg

11:23 | 24/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 24/8 xoay chiều giảm trở lại trên một số giống lúa được khảo sát. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng người nông dân ở Cần Thơ vẫn bám trụ với cánh đồng, hạt lúa với những kinh nghiệm, áp dụng cơ giới hóa, liên kết sản xuất các bên cùng có lợi.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (24/8) điều chỉnh giảm 100 đồng/kg đối với mặt hàng IR 50404, hiện giá thu mua quay về khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg. Các giống lúa tiếp tục đi ngang trên diện rộng. Theo đó, lúa Nàng Nhen (khô) duy trì giao dịch trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 5451 dao động trong khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg, OM 18 được thu mua từ 5.800 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay không biến động. Cụ thể, nếp AG (tươi) hiện có giá khoảng 5.900 - 6.100 đồng/kg, nếp Long An (tươi) giữ mức 6.300 - 6.550 đồng/kg, nếp AG (khô) neo trong khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột duy trì mức giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-100

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.300 - 6.550

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.900 - 6.100

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 24/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu chưa ghi nhận biến động mới. Trong đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.050 - 8.100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 - 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.200 - 8.300 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang không có điều chỉnh mới trong phiên giao dịch ngày 24/8. Theo đó, gạo thơm Jasmine đang có giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo Sóc thường duy trì giao dịch trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Cơ giới hóa trong trồng lúa ở Cần Thơ

Gần hai năm giá vật tư nông nghiệp tăng cao, cộng với giá nhiên liệu tăng trong thời gian gần đây kéo theo chi phí sản xuất lúa của người dân tăng theo. Trong khi đó, giá lúa tăng không nhiều đồng nghĩa với việc trồng lúa không còn thu được lợi nhuận nhiều như trước kia, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Hiện nay, diện tích trồng lúa ở Cần Thơ khoảng 77.000 ha; trong đó, khoảng 35.000 ha lúa cánh đồng lớn, 20% diện tích cánh đồng lớn được liên kết với doanh nghiệp. Với người nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng không lo đầu ra bởi nếu bán không được cho doanh nghiệp vẫn có thể bán cho thương lái. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là lợi nhuận trong trồng lúa. 

Hiện nay, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật so với cùng kỳ năm trước mức độ tăng không nhiều (khoảng 10%), nhưng so với năm 2020, giá phân bón tăng gấp đôi. Giá xăng dầu cũng tăng, công lao động tăng. Giá vật tư nông nghiệp đang ở mức cao. Nông dân trồng lúa, lợi nhuận không bằng lúc trước. 

Mặc dù giá lúa vụ Hè Thu cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 700 đồng/kg (giống lúa OM 18), cộng với việc liên kết với công ty nên giá lúa bán cao hơn 100 - 200 đồng/kg so với nông dân bên ngoài nhưng theo ông Nguyễn Phước Nam, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp An Phú (huyện Cờ Đỏ) với giá bán 6.300 đồng/kg lúa, thành viên hợp tác xã chỉ lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/ha, thấp hơn so với những năm trước vì giá vật tư nông nghiệp quá cao. Giá vật tư nông nghiệp đầu vào quá cao nên lợi nhuận của người trồng lúa vì thế bị giảm.

Theo bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, nếu trước đây vụ Đông Xuân, nhờ thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất cao, nông dân có thể lời 40 triệu đồng/ha nhưng vụ Đông Xuân 2021 – 2022, nông dân chỉ còn lời khoảng 20 triệu đồng/ha (giảm 50%). Vụ Hè Thu, giá thành sản xuất khoảng 3.800 đồng/kg, trong khi đó, giá bán mỗi ký lúa khoảng 5.900 đồng – 6.000 đồng. 

Như vậy, nông dân lời trên 2.000 đồng/kg lúa, con số này mặc dù vẫn đảm bảo lợi nhuận nhưng về mặt thu lợi nhuận không bằng vụ lúa Hè Thu 2021. Năm 2021, giá vật tư nông nghiệp cao nhưng công lao động không cao như hiện nay. Mặc dù, trước “cơn bão giá” tăng cao kéo dài, gây nên nhiều bất lợi cho người trồng lúa ở Cần Thơ nhưng theo nông dân và ngành nông nghiệp Cần Thơ, người trồng lúa không bỏ ruộng.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cần Thơ, vụ Hè Thu ở Cần Thơ xuống giống 73.506ha. Do thời tiết vụ Thu Đông không thuận lợi, rủi ro cao, cộng với giá vật tư nông nghiệp, nhân công cao nên nông dân Cần Thơ xuống giống khoảng 59.000 ha lúa, diện tích còn lại chủ yếu chuyển đổi sang các loại cây trồng khác như đậu, mè, giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất. Nông dân chỉ có thể bỏ vụ để tăng dinh dưỡng cho đất, luân canh sang loại cây trồng khác.

Nhã Lam