|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 1/7: Thị trường đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần

12:18 | 01/07/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 1/7 không biến động tại tất cả giống lúa được khảo sát. Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng được triển khai tại 30 xã thuộc 6 huyện. Trong quá trình triển khai dự án đã đem lại các thành quả về mặt kinh tế - xã hội, kể cả về môi trường cho người dân vùng dự án.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (1/7) đi ngang trên diện rộng. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 6.000 - 6.200 đồng/kg, lúa IR 50404 (tươi) neo tại mốc 5.500 - 5.650 đồng/kg, OM 5451 tiếp tục có giá là 5.900 - 6.000 đồng/kg, OM 18 giữ mức 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.500 đồng/kg.

Giá các loại nếp hôm nay tiếp tục giữ nguyên giá cũ. Cụ thể, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg, nếp ruột neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, nếp AG (tươi) chững lại ở mốc 5.800 đồng/kg và nếp AG (khô) có giá là 7.500 - 7.600 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.500 - 5.650

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.000 - 6.200

-

- Lúa OM 5451

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa ST 24

Kg

8.300 - 8.400

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

6.400 - 6.500

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

 

- Nếp AG (tươi)

 

5.800

 

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.600

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.500 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 1/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm giữ mức giá ổn định. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.400 - 8.500 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.900 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá chững. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.650 – 8.750 đồng/kg; cám khô giữ ở mức 9.050 – 9.150 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang không thay đổi. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Dự án VnSAT mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội

Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng tập trung vào hai nhóm hoạt động chính là nâng cao năng lực sản xuất (nông dân) và tổ chức sản xuất (hợp tác xã (HTX)), thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo; xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ trang thiết bị phục vụ sản xuất cho các tổ chức nông dân (HTX), theo báo Sóc Trăng.

Dự án triển khai có 32.563 lượt nông dân được tập huấn kiến thức kỹ thuật sản xuất lúa gạo bền vững 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm và 2.688 lượt thành viên lãnh đạo HTX tham gia các khóa đào tạo kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật HTX năm 2012.

Đối với hoạt động đầu tư công, dự án đã triển khai đầu tư 23 tiểu dự án với 49 công trình: nhà kho, trạm bơm nước, cống thủy lợi, cầu, đường giao thông nông thôn kết nối vùng nguyên liệu. Ngoài ra, dự án đã hỗ trợ 17 hạng mục trang thiết bị, máy móc như: máy cấy, máy gieo sạ, máy sấy, máy sàng lọc lúa, máy cuốn rơm với hình thức đầu tư có đối ứng từ các HTX nông nghiệp.

Thông qua các hoạt động hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trong sản xuất lúa cho nông dân, các HTX, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng cùng các trang thiết bị phục vụ sản xuất lúa trong vùng dự án, dự án đã đạt được các hiệu quả về kinh tế đó là giúp hàng ngàn hộ dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến.

Cùng với việc lựa chọn những giống lúa thích nghi với điều kiện đất đai, mùa vụ và nhu cầu thị trường trong mô hình canh tác lúa gạo bền vững, dự án đã giúp nông dân giảm chi phí tương đương 2,3 triệu đồng/ha, gia tăng năng suất trung bình 4,8 tạ/ha, giảm giá thành sản xuất bình quân 620 đồng/kg và nâng cao lợi nhuận gần 49% so với ngoài mô hình.

Từ giá trị lợi nhuận tăng thêm gần 49% đã giúp cải thiện thu nhập đáng kể, nâng cao đời sống vật chất cho các hộ nông dân tham gia dự án và góp phần cải thiện chỉ số thu nhập trong bộ tiêu chí “Nông thôn mới” ở địa phương.

Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn đã thúc đẩy quá trình hình thành mối liên kết cộng đồng ngày càng bền chặt hơn với những tương tác qua lại, thông qua các hoạt động tập thể có trách nhiệm, khi thực hành các cam kết áp dụng kỹ thuật trong sản xuất và sự bàn bạc, thảo luận, đồng thuận giá cả mua, bán lúa với doanh nghiệp, các rủi ro và lợi ích đều được cộng đồng chia sẻ.

Từ những hoạt động hợp tác sản xuất mang lại và với các hợp đồng kinh tế trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các tổ chức nông dân, các thành viên lãnh đạo HTX đã thể hiện sự năng động, sáng tạo, nhạy bén trong tiếp cận thị trường, qua đó phát huy vai trò kinh tế tập thể trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Về hiệu quả môi trường dự án đem lại là người dân, HTX trong vùng dự án tuân thủ tốt các biện pháp kỹ thuật nên giảm thiểu đáng kể việc đốt rơm rạ trên đồng giúp giảm ô nhiễm do khói bụi trong không khí; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 2 - 3 lần/vụ, tiết kiệm 1 triệu - 1,5 triệu đồng/ha, đã giảm thải ra môi trường các hóa chất độc hại.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự án đã góp phần giảm được 181.600 tấn CO2/năm, thông qua áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác trên diện tích 20.051ha, đạt 136% so với tiêu chí dự án đề ra.

Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường mà dự án đem lại thông qua các hoạt động sản xuất lúa gạo bền vững đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của bà con nông dân về kinh tế hợp tác với những cơ hội mới về chính sách đầu tư, chiến lược phát triển nông nghiệp của Nhà nước cùng những thành tựu của khoa học công nghệ đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống…

Nhã Lam