|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 12/11: Lúa tăng nhẹ trong khi gạo và cám đồng loạt giảm

19:05 | 12/11/2024
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay (12/11) tăng nhẹ 200 đồng/kg đối với lúa OM 18, nhưng giảm đối với gạo và phụ phẩm. Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, châu Phi là một thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam.

Giá lúa gạo hôm nay

 Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 11/11

Tại An Giang, giá lúa hôm nay nhìn chung khá ổn định chỉ biến động duy nhất ở mặt hàng OM 18.

Cụ thể, giá thu mua lúa OM 18 được điều chỉnh tăng 200 đồng/kg, lên mức 8.400 – 8.600 đồng/kg.

Trong khi đó, Nàng Hoa 9 vẫn ổn định ở mức 8.400 – 8.600 đồng/kg; tiếp đến là lúa Đài thơm 8 có giá từ 8.200 – 8.400 đồng/kg; lúa IR 5451 giao dịch trong khoảng 7.300 – 7.500 đồng/kg; OM 380 có giá 6.800 – 7.000 đồng/kg.

Thị trường nếp cũng không có biến động mới, với nếp IR 4625 (tươi) ở mức 7.800 – 7.900 đồng/kg, nếp Long An IR 4625 (khô) dao động 9.600 – 9.800 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp Long An 3 tháng (khô)

kg

9.800 – 10.000

-

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

7.800 – 7.900

-

- Nếp Long An IR 4625 (khô)

kg

9.600 – 9.800

-

- Lúa IR 50404

kg

7.300 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.200 - 8.400

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.400 - 7.600 

-

- Lúa OM 18 tươi

kg

8.400 – 8.600

+200

- OM 380

kg

6.800 – 7.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

8.400 – 8.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

18.000 - 22.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 18.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

22.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.500

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.500

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo tiếp tục ổn định so với ngày hôm qua. Theo đó, gạo thường được niêm yết trong khoảng 15.000 - 17.500 đồng/kg; các loại gạo thơm có giá từ 17.000 – 22.500 đồng/kg.

Còn tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 giảm 100 - 200 đồng/kg, xuống còn 10.300 - 10.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ổn định ở mức 12.400 – 12.550 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô tiếp tục giảm mạnh 500 đồng/kg, xuống chỉ còn 6.100 – 6.200 đồng/kg; tấm thơm cũng giảm 100 đồng/kg, về mức 9.200 – 9.400 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được niêm yết ở mức 518 USD/tấn.

Tuy nhiên, mức giá này cao hơn đáng kể so với các nhà cung cấp khác tại châu Á. Theo đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan duy trì ổn định ở mức 483 USD/tấn, Ấn Độ là 450 USD/tấn và Pakistan ở mức 457 USD/tấn.

Nguồn Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuers và VFA

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), châu Phi là một thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam.

Tại châu Phi, Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal, Cameroon là những nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam. Thị trường Bờ Biển Ngà vẫn duy trì ổn định vị trí là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam tại châu lục này.

Gạo của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang châu Phi chủ yếu qua trung gian là các tập đoàn thương mại quốc tế lớn như Louis Dreyfus, Olam, Phoenix, Platinum, Wilmar, WSGF Group, Stallion Group…

Trước đây, gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi chủ yếu là gạo trắng hạt dài 15% và 25% tấm. Trong những năm gần đây, thị phần của gạo Việt Nam tại thị trường châu Phi có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Lợi thế của những nước này là nguồn gạo trắng tồn kho giá rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của phần lớn người tiêu dùng châu Phi

Bên cạnh gạo giá rẻ, nhu cầu sử dụng gạo thơm ở châu Phi đang tăng lên do đô thị hóa cộng với thu nhập tăng ở khu vực thành thị. Bà Nguyễn Chi Mai, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nigeria (kiêm nhiệm cả một số nước châu Phi khác, trong đó có Ghana), cho biết, người dân đô thị ở Ghana ưa chuộng gạo nhập khẩu (nhất là gạo thơm) hơn gạo nội địa.

Vì vậy, 80% gạo nhập khẩu của nước này được tiêu thụ ở các đô thị. Các nhà hàng ở Ghana thường sử dụng gạo thơm nhập khẩu để thu hút khách hàng. Ghana nhập khẩu gạo thơm chủ yếu từ Việt Nam, Mỹ và Canada.

Với xu thế đó, trong thời gian qua, các nhà nhập khẩu ở châu Phi đang ngày càng tìm mua nhiều hơn gạo thơm Việt Nam do chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết, xuất khẩu gạo thơm Việt Nam sang châu Phi trong những năm gần đây có sự tăng trưởng tốt.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đánh giá, gạo thơm hiện là một trong những loại gạo có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang châu Phi. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo thơm sang châu Phi là giải pháp để gạo Việt Nam gia tăng về kim ngạch cũng như thị phần tại châu lục này, theo Báo Nông nghiệp.

Hoàng Hiệp

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.