Công an TP Đà Nẵng khuyến cáo người dân nên mua lượng xăng dầu đủ dùng, tránh tích trữ vì xăng dầu là mặt hàng dễ cháy nổ, đặc biệt trong không gian kín.
Chiến sự Nga - Ukraine đã làm chao đảo thị trường năng lượng toàn cầu. Nếu thị trường không sớm ổn định lại, điều đó có thể gây ra những hậu quả địa chính trị nghiêm trọng cho các thành viên OPEC+.
Bộ Công Thương triển khai 4 giải pháp, bao gồm tạo nguồn hàng, điều tiết cung - cầu, giám sát thị trường và điều hành giá để đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá.
Lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội dự đoán ở kỳ điều chỉnh ngày mai (21/3), giá xăng có thể giảm khoảng 1.500 đồng/lít, còn giá dầu có thể giảm mạnh hơn, lên tới tới 2.500 đồng/lít,kg.
Cục Hàng hải đề xuất giảm 50% phí, lệ phí nhằm giảm áp lực cho doanh nghiệp vận tải biển trước cơn bão giá nhiên liệu. Ngoài ra, Cục cũng đề nghị giảm thuế VAT, thuế thu nhập cho doanh nghiệp ngành này.
Ngày 18/3, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã hối thúc các chính phủ ngay lập tức thực thi các biện pháp nhằm cắt giảm mức tiêu thụ dầu trên toàn cầu trong vài tháng tới, do lo ngại cuộc xung đột tại Ukraine sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cảnh báo, giá dầu sẽ tiếp tục duy trì trên 100 USD/thùng trong vài tháng tới, phần nào phản ánh những rủi ro đang đeo bám thị trường năng lượng toàn cầu.
Hôm 7/3, giá dầu thô thế giới đồng loạt bật tăng hơn 3% khi IEA đưa ra cảnh báo kém lạc quan về nguồn cung dầu mỏ của Nga. Đáng chú ý, giá dầu Brent đã quay trở lại mốc 100 USD/thùng.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine gần đây là một phần lý do khiến giá nhiên liệu tại Mỹ tăng nóng, nhưng những quyết sách của ông Biden trong hai năm qua mới là tác nhân chủ yếu.
Thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ là tin xấu với những nước tiêu thụ các sản phẩm dầu. Khi xem xét cụ thể, thiếu hụt dầu diesel tiềm ẩn hệ lụy tiêu cực thậm chí còn lớn hơn thiếu dầu thô.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 16/3 đã hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022, đồng thời cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt với Nga có thể gây ra một “cú sốc” về nguồn cung trên toàn cầu.
GS.TSKH Nguyễn Mại đề xuất Chính phủ giảm giá xăng về 22.000 - 23.000 đồng/lít đến cuối tháng 6 và phần giảm thu cho ngân sách sẽ được bù lại từ nguồn thu của PVN và vận tải.
Hai quan chức Ấn Độ cho biết nước này có thể sẽ chấp nhận lời đề nghị mua dầu thô và các mặt hàng giảm giá khác của Nga. Thông tin mới được phát đi giữa lúc phương Tây thúc giục các đồng minh tẩy chay hàng hóa của Nga.
Giá dầu thô thế giới liên tục quay đầu khi đàm phán Nga - Ukraine có nhiều điểm tích cực. Lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu cho biết giá xăng trong nước có thể giảm vào kỳ điều chỉnh tới (21/3).