Theo ông Peskov, không giống như các nước EU, Anh đã áp đặt trừng phạt nhằm vào ngân hàng Gazprombank, và điều này không cho phép công ty Anh mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Ngoài phối hợp với các nước thành viên IEA giải phóng dự trữ để hạ nhiệt giá dầu, Mỹ nhiều khả năng sẽ xả kho thêm 180 triệu thùng dầu khác trong vài tháng tới.
Ông Dan Yergin, Phó Chủ tịch S&P Global, dự đoán châu Âu sẽ trở thành thị trường chủ lực của dầu thô của Nga, sau khi lĩnh vực năng lượng của nước này bị phương Tây cấm vận.
Bộ trưởng Năng lượng UAE khẳng định OPEC+ đang nỗ lực cân nhắc đến lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời cho rằng Mỹ không nên tác động đến chính sách của nhóm.
Giá dầu đang tăng trở lại vì ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ukraine. Trong thời gian tới, giá còn sẽ tiếp tục biến động lớn khi thế giới đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô tiềm ẩn.
Các công ty dầu mỏ Mỹ không có dấu hiệu cho thấy sẽ sớm "giải cứu" người dân Mỹ trước tình trạng giá năng lượng cao. Các giám đốc điều hành (CEO) cho rằng nguyên nhân đến từ các nhà đầu tư trên phố Wall.
Bộ Kinh tế Liên bang Đức đặt mục tiêu sớm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga. Theo báo Đức Spiegel (Tấm gương) ngày 25/3, Đức muốn giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu của Nga ngay từ mùa hè này.
Hàng triệu thùng dầu của Nga vẫn đang tìm đường đến tay người mua gần một tháng sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, qua đó làm giảm đi lo ngại rằng một lệnh trừng phạt sẽ gây phản ứng dữ dội thiếu hụt nguồn cung và khiến thị trường hàng hóa trở nên “quá nóng”.
Thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong nhiều thập kỷ, nếu Nga cắt giảm sản lượng dầu do các công ty tránh hàng xuất khẩu từ nước này và nhu cầu nội địa đi xuống.
Arab Saudi vừa phát đi một tuyên bố mới, khẳng định họ "sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào" cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng và đà tăng chóng mặt của giá dầu thô trên phạm vi toàn cầu.
VNDirect cho rằng căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine, OPEC không đạt mục tiêu tăng sản lượng, Mỹ tăng sản lượng, Trung Quốc theo đuổi Zero COVID là những yếu tố gia tăng bất ổn cho thị trường năng lượng, giá dầu khó đoán định.
Vào lúc 14h39 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 3,74 USD, lên 111,67 USD/thùng trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ được giao dịch ở mức 108,68 USD/thùng.
Do giá xăng dầu thế giới tuần qua lao dốc nên giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày 21/3 cũng giảm. Cụ thể, giá xăng RON 95 ở mức 29.192 đồng/lít, RON 92 còn 28.330 đồng/lít.