|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Điều gì đang xảy ra với giá 'vàng đen'?

07:13 | 20/03/2024
Chia sẻ
Khi giá dầu tăng, điều gì xảy ra và cần quan sát những yếu tố nào?

Một giếng dầu ở tỉnh Hasakah, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

Trang money.it mới đây có đăng bài đánh giá của chuyên gia chính trị quốc tế Violetta Silvestri, từng làm việc cho Liên hiệp quốc, về triển vọng của giá dầu.

Theo bài viết, trong khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục làm dấy lên lo ngại, mức tăng giá của dầu vẫn bị hạn chế. Dầu đã tăng trong suốt cả năm qua, nhưng biến động giá vẫn không có một hướng đi rõ ràng. Việc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã được bù đắp bằng sản lượng cao hơn ở bên ngoài nhóm này, trong khi những lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và bất ổn địa chính trị vẫn tồn tại.

Vậy khi giá dầu tăng, điều gì xảy ra và cần quan sát những yếu tố nào?

Dầu tiếp tục đà tăng trước hàng loạt báo cáo thị trường và dữ liệu lạm phát của Mỹ, điều có thể tạo ra áp lực giảm hoặc tăng mới.

Giá dầu WTI có thể được thúc đẩy nhờ các chất xúc tác từ nền kinh tế của Mỹ, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số giá sản xuất (PPI) và dữ liệu doanh số bán lẻ. Kết quả lạm phát mạnh sẽ củng cố lập trường tích cực của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong việc giữ lãi suất ở mức hiện tại cho đến giữa năm, trong khi dữ liệu yếu có thể khơi dậy kỳ vọng về việc nới lỏng.

Ngoài ra, số lượng hàng tồn kho từ Viện Dầu khí Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) là những chất xúc tác tiềm năng cho giá nhiên liệu. Một đợt giảm mạnh hàng tồn kho khác có thể đủ để đưa dầu thô trở lại xu hướng tăng, vì điều này sẽ khẳng định tình trạng nhu cầu được duy trì. Lưu ý rằng OPEC gần đây đã đồng ý gia hạn thỏa thuận sản xuất đến hết tháng 6/2024, gây áp lực giảm mức cung toàn cầu và giữ giá được hỗ trợ trong thời gian tới.

Giá dầu cũng phụ thuộc vào các sự kiện địa chính trị. Trong khi cuộc xung đột giữa Israel và nhóm Hamas không dẫn đến sự gián đoạn đáng kể về nguồn cung dầu, thì căng thẳng ở Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hải ở khu vực này và Vịnh Aden kể từ tháng 11/2023. Sự leo thang trong cuộc xung đột hàng hải có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô.

Tuy nhiên, hạn chế mức tăng là triển vọng nhu cầu yếu hơn và nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất ngoài OPEC. Chuyên gia Serena Huang, người đứng đầu bộ phân phân tích của APAC tại Vortexa cho biết: “Tâm lý nhu cầu giảm giá và nguồn cung ngoài OPEC ngày càng tăng khiến thị trường dầu có rất ít cơ hội để tăng giá vào thời điểm này”.

Một biến số thú vị được các nhà đầu tư dầu mỏ quan sát là các dự báo khác nhau về lĩnh vực này của OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA). Như Reuters đã nhấn mạnh, trên thực tế, khoảng cách trong ước tính tương lai giữa IEA, đại diện cho các nước công nghiệp phát triển, và OPEC có nghĩa là cả hai đang gửi những tín hiệu trái ngược nhau tới các nhà giao dịch và nhà đầu tư về sức mạnh của thị trường dầu mỏ vào năm 2024 và về lâu dài là tốc độ chuyển đổi của thế giới chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn.

Trụ sở OPEC tại Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN

Vào tháng 2/2024, IEA dự đoán nhu cầu sẽ tăng 1,22 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2024, trong khi trong báo cáo tháng 2, OPEC ước tính 2,25 triệu thùng/ngày. Sự khác biệt này là khoảng 1% nhu cầu toàn cầu.

IEA cũng dự đoán rằng mức tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 khi thế giới chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn trong khi OPEC bác bỏ quan điểm này.

OPEC gần đây đã nhắc lại rằng các dự báo của họ cho đến năm 2045 không đạt đỉnh điểm, với lý do tăng trưởng dự kiến bên ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và các nước công nghiệp phát triển và "từ chối một số chính sách ban đầu không phát thải".

IEA, được thành lập cách đây 50 năm với tư cách là cơ quan giám sát năng lượng của thế giới công nghiệp hóa, đã chuyển trọng tâm từ đảm bảo nguồn cung cấp dầu và khí đốt sang ủng hộ năng lượng tái tạo và hành động về khí hậu. Đối với một số thành viên OPEC, điều này làm suy yếu vai trò của họ như một cơ quan có thẩm quyền công bằng. 

Trong phiên giao dịch ngày 14/3, giá dầu đã chạm mức cao nhất của 4 tháng. Cụ thể, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2024 tăng lên 85,42 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao tháng 4/2024 cũng chạm mốc 81,26 USD/thùng.    

Thanh Hải

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).